Kinh nghiệm nuôi dạy trẻ tự kỷ
   Kinh nghiệm của bà mẹ có con tự kỷ
 

 

Hiện nay chúng ta biết gì, chúng ta muốn biết gì nữa: Những suy tư của hai bậc cha mẹ từ hai đầu của phổ tự kỷ

(Maureen)
Tôi đang chuẩn bị, tôi đã quyết định kiểm tra lại một số suy tư của mình với nhiều bậc cha mẹ khác, là những người bạn của tôi từ khi chúng tôi gặp nhau ở nhóm những Bà mẹ Chapel Hill TEACCH cách đây 15 năm. Chúng tôi đã theo dõi và hỗ trợ cho nhau trong việc nuôi những đứa con rất khó nuôi dạy này, đang miêu tả ở những mức độ tự kỷ khác nhau. Con trai của tôi, Justin, đứa bé mà ngoài vẻ đẹp và tính cách đáng yêu, ở một đầu trong phổ tự kỷ-tự kỷ trầm trọng, thiểu năng trí tuệ hoàn toàn, một bệnh động kinh, hành vi hung hăng và không nói chuyện-đến con trai của Ann, Eric, cũng dễ thương và đáng yêu, ở đầu kia trong phổ tự kỷ, với trí thông minh bình thường, có năng lực học vấn, rất chăm chỉ ở trường, tuy nhiên lại có hành vi tự kỷ đáng kể gồm hành động lặp đi lặp lại, xa lánh mọi người, có những quan tâm quá mức, và kén ăn.

Tôi đã đặt câu hỏi: Là mẹ của một đứa trẻ trưởng thành mắc bệnh tự kỷ, lúc này bạn có lời khuyên gì đối với những bà mẹ, như chính bạn khi con của bạn còn nhỏ? Mặc dù con cái của chúng ta, mỗi đứa rất khác nhau, nhưng lời khuyên đều hoàn toàn giống nhau.
Chính lúc đó tôi đã yêu cầu Ann cùng trình bày với tôi, để nhấn mạnh rằng mặc dù mức hoạt động chức năng chắc chắn ảnh hưởng đến điều trẻ cần, và mặc dù một số vấn đề về việc nuôi dạy con cái của chúng tôi khác nhau (Tôi không phải đương đầu với một đứa trẻ như Eric, vốn biết được chẩn đoán của nó và Ann không phải đương đầu đến chuyện không biết tự chăm sóc của Justin) thì kinh nghiệm nuôi dạy con của chúng tôi đều rất giống nhau. Điều này càng làm chúng tôi thêm tin tưởng rằng, như những bậc làm cha mẹ, có nhiều điều kết hợp chúng tôi lại với nhau hơn là những điều phân chia chúng tôi ra.
(Ann)
Tôi tên là Ann và sống tại Durham, miền Bắc Carolina với chồng và 3 đứa con. Tôi có một đứa con trai lớn 20 tuổi bị tự kỷ, tên là Eric. Thằng bé được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ khi mới gần 3 tuổi. Lúc đó thằng bé sống rất khép kín và không chơi với những đứa trẻ khác, chậm chạp trong lời nói và kỹ năng vận động, nói lặp rất nặng, và đã có hành vi tự kích thích. Thằng bé học trong lớp dành riêng cho trẻ bị bệnh tự kỷ trong 2 năm và những năm còn lại thì học chung với trẻ em bình thường khác. Bây giờ thằng bé đang học năm 2 của một trường Cao đẳng và sống vui vẻ ở ký túc xá, thường xuyên ghé thăm nhà. Thằng bé đang học chuyên ngành Động vật học và mong muốn được làm việc đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp.

Chúng tôi đã rút ra được 5 bài học mà chúng tôi cảm thấy là quan trọng nhất (cho đến nay). Chúng tôi đang học về việc nuôi dạy những người trưởng thành bị bệnh tự kỷ từ các bậc cha mẹ đi trước chúng tôi!

Theo http://www.do2learn.com

Thanh Tuyền mamnon.com

 

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bài 1: Cuộc sống sau khi bị tự kỷ (Maureen) (19/5)
 Bài 2: : Hầu hết các chuyên gia hỗ trợ thực sự muốn giúp (Ann) (19/5)
 Bài 3: Sau bệnh tự kỷ vẫn có cuộc sống gia đình (Maureen) (19/5)
 Bài 4 : Cần sự hỗ trợ từ các bậc cha mẹ khác để vượt qua (Ann) (19/5)
 Bài 5: Dễ sống hơn khi bạn chấp nhận con người thực của con mình (Ann) (19/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i