Trẻ em ở hải ngoại đều được dạy bài ca ABCDEFG trong nhà trẻ, HAI tuổi nếu không thuộc thì cũng lõm bõm gật gật đầu theo nhịp; BA tuổi thì hầu hết đã biết các mẫu tự tiếng Anh trong bảng chữ cái.
Các em biết nguệch ngoạc tên mình trên các miếng giấy tô màu mang về nhà khi cha mẹ đến đón, nhưng đa số đều viết ngược một số mẫu tự (W thành M; V, N . . . , ngay cả chữ C cũng có khi vẽ ngược), nhưng cô không bận tâm đến việc sửa sai sót trong các chữ ký đánh dấu tác phẩm đầu tay của bé, và chính cha mẹ sẽ chỉnh dần để khi bé biết cầm bút thì cháu đã biết viết đúng tên.
Chúng ta cũng có các bài ca mẫu tự. Trẻ em Việt Nam không chỉ ca, mà còn biết diễn tả các chữ bằng điệu bộ hay vạch vẽ các chữ trên không trung. Đây là một hình thức mới kết hợp các nguyên tắc Đa Khiếu Năng để tạo sự khác biệt. ( Multiple Intelligences )
Chỉ cần ba má, ông bà, các anh chị thuộc các bài ca và biết các trò chơi là chúng ta sẽ có một thê hệ mới với nhiều tiềm năng khác biệt hẳn thế hệ chúng ta:
Trẻ em Việt Nam sẽ thuộc bảng chữ cái khi lên BA.
Không chỉ biết đọc biết đánh vần sớm mà các phát triển khác về âm nhạc, nhịp điệu, cách diễn xuất, trí tưởng tượng lòng tự tin đều có thể nhìn thấy ở các em
|
Thí dụ về phương pháp tượng hình:
Trẻ em sẽ dùng ngón tay và bộ điệu để diễn tả dấu, mẫu tự trong các bài ca dễ nhớ dễ thuộc.
Trong lọat bài này, Thế Hệ sẽ hướng dẫn tỉ mỉ để giáo viên bắt đầu với học sinh trong lớp và phụ huynh có thể áp dụng cho con em trong gia đình.
Quá trình phát triển
Phương pháp Tượng Hình được phát triển từ kiểu chữ CURSIVE, kiểu chữ này đã được quy định dùng thay thế cho kiểu chữ cổ điển (mà chúng ta vẫn đang dùng trong nước) từ 60 năm nay ở Úc châu.
Kiểu chữ cursive đơn giản hơn, không có chữ E trong các mẫu tự L, K, H , G, Y.
E là mẫu tự rất khó viết, các em không biết bắt đầu từ đâu nên Thế Hệ đưa chữ này vào gần cuối chương trình.
Thế Hệ biến cải CURSIVE nguyên thủy để tạo font chữ riêng cho chương trình tiếng Việt: tỷ lệ chiều cao hạ xuống do phần bụng được nâng cao hơn, với cùng một kích thước thì font cursive VN rõ ràng hơn. Chữ O bỏ phần nhú râu để phân biệt với chữ Ơ; các chữ Ê, Ư, Ô được vẽ thêm.
Ảnh dưới: các biểu tượng được dán trên bàn phím.
Trong khung cảnh quê nhà, nên dán trên tường rồi đố trẻ em nhận dạng các mẫu tự hay diễn tả các chữ ngược lại từ mẫu tự sang cách thể hiện Tượng Hình Sinh Động.
Mẫu tự được lồng trong các ca khúc giản dị dễ nhớ, dễ thuộc xoay quanh khung cảnh lớp học và gia đình với BÉ làm trung tâm. Mẫu tự được hướng dẫn theo trình tự từ các họat động diễn tả giản dị nhất.
Nhắm vào lứa tuổi lên HAI, các em chỉ biết xòe nắm chứ chưa biếtt duỗi thẳng một ngón.
C và L là hai mẫu tự cơ bản, phụ huynh cần làm giúp con em một chữ C bằng gỗ hay cắt từ ống nhựa để nong các ngón tay nắm chặt của trẻ; và một ống cuộn bằng giấy hay cắt từ ống hút lớn (dùng ăn chè) để giúp bé có thể duỗi thẳng ngón trỏ khi làm chữ L.
Sau một tuần là bé không cần đến các phụ tùng này nữa vì hình dáng của chữ đã được nhấn mạnh trong trò chơi.
- -
Ảnh trên: các em 2 tuổi, 2 tuổi rưỡi. - Ảnh phải một lớp vườn trẻ 12 Saigon (mẫu tự L)
Tuổi thơ Việt nam
-
Thanh Tâm, St Paul Đà Nẵng và nhà trẻ Hố Nai, Biên Hòa (Mến Thánh Giá Kẻ Sặt)
-
Ảnh dưới: các em tập thể dục qua sinh hoạt Đánh Vần với các dấu ở Thế Hệ