Xã hội
   Những gánh cơm trĩu nặng nghĩa tình
 

"Hiệu quả, thiết thực và trĩu nặng nghĩa tình!"- đó là lời nhận xét của ông Nguyễn Văn Dậu, Chủ tịch UBND xã Tuân Lộ, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) khi nói về mô hình "Gánh cơm nuôi trẻ" đang được triển khai có hiệu quả ở các lớp mầm non của địa phương.

Cùng chia sẻ khó khăn với những giáo viên cắm bản, đồng thời tạo điều kiện cho con em các dân tộc được học hành chu đáo, trong nhiều năm qua, các bậc phụ huynh xã Tuân Lộ đã thay phiên nhau chịu trách nhiệm nấu cơm nuôi trẻ, ngày nắng cũng như ngày mưa, các gánh cơm vẫn đều đặn đến lớp đúng giờ.

Năm 2002, xuất phát từ điều kiện kinh tế địa phương còn gặp nhiều khó khăn, đường sá đi lại xa xôi, hiểm trở, mô hình "gánh cơm nuôi trẻ" ra đời đã tạo điều kiện cho phụ huynh có thời gian phát triển kinh tế gia đình, hạn chế tình trạng trẻ em không được tới trường và đến trường đều đặn hơn. Tuân Lộ là xã vùng cao đầu tiên của huyện Sơn Dương nói riêng và toàn tỉnh Tuyên Quang nói chung thực hiện thí điểm thành công mô hình này và duy trì có hiệu quả đến thời điểm hiện nay.

Chúng tôi có mặt tại lớp học mầm non xã Tuân Lộ khi các em đang chuẩn bị ăn trưa. Ngôi nhà lá đơn sơ nằm nép dưới chân đồi, nhưng thực sự ấm áp nghĩa tình bởi sự chăm sóc mộc mạc, chân tình của các giáo viên và phụ huynh. Để duy trì được mô hình hoạt động có hiệu quả đến ngày hôm nay, các giáo viên và phụ huynh gặp không ít khó khăn những ngày đầu bỡ ngỡ, bởi nấu theo thực đơn và phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho các bé là một điều khá mới lạ đối với những người phụ nữ vùng cao xưa nay chỉ biết nấu những món ăn đơn giản "cây nhà lá vườn". Nhưng được sự hướng dẫn tận tình của các giáo viên đứng lớp, đến nay hầu hết các phụ huynh đều biết cách chế biến món ăn khoa học, chất lượng các bữa ăn ngày càng được nâng cao.

Bữa ăn trưa của các bé hôm nay (ngày chúng tôi đến thăm lớp) do chị Giàng Thị Sinh (dân tộc Tày) phụ huynh của bé Sùng Thị Sáu đảm nhiệm, mặc dù trời mưa lạnh, đường trơn nhưng chị vẫn gánh cơm đến lớp đúng giờ, ngoài những món ghi trong thực đơn, chị Sinh còn mang thêm cho các bé rất nhiều hoa quả, gạt những hạt mưa còn đọng trên má chị hồ hởi cho biết: "Được nấu cơm cho con em mình tôi cảm thấy rất vui và không quản ngại khó khăn. Lớp học có hơn 20 cháu, tính ra một tháng tôi chỉ phải nấu một bữa. Việc nấu cơm cho các bé cũng không tốn kém nhiều, tôi chỉ phải mua thêm thức ăn, còn lại gạo, rau, củi, gia vị, mắm muối đều có sẵn trong gia đình; nên vừa giảm chi phí, vừa có nhiều thời gian đi nương, làm rẫy, gửi con ở lớp học này tôi thực sự rất an tâm". Nói là thực đơn nhưng hầu hết các phụ huynh khi đi chợ đều tự nguyện bỏ thêm tiền mua thêm đồ ăn cho các bé, mùa nào thức nấy khi thì nải chuối, lúc đĩa xôi, bát chè...được các phụ huynh đều đặn mang tới lớp. Những bữa cơm không chỉ là trách nhiệm mà còn là tình yêu thương dành cho các bé nên đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Cô Vũ Thị Tâm, giáo viên đứng lớp cho biết "Gánh cơm nuôi trẻ là một cách làm hay, hiệu quả, thiết thực, tạo nên sự đồng thuận giữa gia đình và nhà trường trong công tác giáo dục thế hệ trẻ, mô hình này cần được phát huy và nhân rộng".

Chia tay chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Tuân Lộ, cho biết :"Hiện nay toàn xã có 5 lớp mầm non với tổng số 170 trẻ, trong đó có 3 lớp đang thực hiện có hiệu quả mô hình "Gánh cơm nuôi trẻ". Mặc dù điều kiện kinh tế và đường sá đi lại ở một số thôn, bản còn xa xôi, hiểm trở, nhưng thời gian tới chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục khó khăn, phấn đấu nhân rộng mô hình " Gánh cơm nuôi trẻ" đến 2 lớp mầm non còn lại, để con em đồng bào các dân tộc có điều kiện được học hành tốt hơn"./.

(Theo TTXVN)

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nghỉ Tết, học sinh làm gì? (5/2)
 Tp.HCM: thăm trường tiểu học để hạn chế “chạy” trường (5/2)
 CĐ Sư phạm trung ương TP.HCM thay đổi môn thi năng khiếu (5/2)
 Vượt cả 5 tiêu chí trường chuẩn (4/2)
 Trung Quốc truy tìm sữa nhiễm melamine trên toàn quốc (4/2)
 Người trong cuộc: Khi giáo viên bị nợ lương (4/2)
 Lạm thu, một trường tiểu học phải trả lại tiền cho học sinh (4/2)
 65 em nhỏ thi đấu cùng Đại kiện tướng cờ vua (3/2)
 Singapore: Việt Nam là mục tiêu đầu tư giáo dục (3/2)
 TP.HCM: học sinh lớp 1 tăng (3/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i