Giáo dục mầm non
   Cho trẻ học trước chương trình lớp 1
 
TT - Tình trạng cho trẻ 4- 5 tuổi học trước chương trình lớp 1 diễn ra khá phổ biến từ nhiều năm nay tại các TP lớn như Hà Nội, TP.HCM... dưới nhiều hình thức. Năm học 2003-2004 Sở GD-ĐT TP.HCM đã phải cảnh báo về việc một số trường mầm non công lập mất khá nhiều HS do phụ huynh xin nghỉ để cho con đi học chữ. Thế nhưng, học chữ trước lợi hay hại? * Cô N.T.H. (khối trưởng khối 1 một trường tiểu học thuộc Q.9, TP.HCM): Các em giao tiếp rất nhút nhát. Trong lớp tôi dạy có đến 50% số HS đã được học chữ trước. Vì đã biết trước rồi nên số HS ấy học lơ là và hay nhanh nhảu, tỏ ra mình giỏi. Nhiều HS cầm viết không đúng cách, cứ chụm các đầu ngón tay lại một chỗ - tốc độ viết vừa chậm, nét chữ cũng xấu. Tư thế ngồi viết cũng vậy, HS phải liếc nghiêng qua một bên mới thấy mặt vở, rất dễ bị cận thị và vẹo cột sống. Chưa hết, nhiều em còn được tập viết với những cuốn vỡ có cỡ chữ và độ rộng của con chữ không giống với qui định chuẩn của Bộ GD-ĐT nên khi vào học lớp 1 các em vẫn giữ thói quen ấy. Năm học 2003-2004 đã gần hết học kỳ I mà nhiều em vẫn chưa sửa được. Thật ra HS học chữ trước chỉ có thể viết và đọc trội hơn so với HS khác, còn nói thì rất yếu, chưa kể các em giao tiếp rất nhút nhát. * TS Nguyễn Thị Hồng Phượng (Trường trung học Sư phạm mầm non TP.HCM): Nên bỏ ?trường chuyên, lớp chọn? Tôi nghĩ rằng nguyên nhân chính của việc phụ huynh thi nhau cho con đi học chữ trước một phần là do tình trạng ?trường chuyên, lớp chọn? trong hệ thống giáo dục hiện nay. Nhất là những phụ huynh trí thức và có tiền thường có tham vọng cho con mình được vào những trường, lớp đặc biệt ấy. Trẻ 4-5 tuổi thường lơ đãng vì sự chú ý của các em là chú ý không chủ định, các em chỉ có thể chú ý trong thời gian ngắn. Trong khi đó, phụ huynh cho con đi học với thời gian ít nhất 60-90 phút, gò ép các em phải học bằng kỷ luật sẽ khiến các em không những mệt mỏi (ảnh hưởng thể lực) mà còn tạo ra tâm lý phải có sự kiểm soát của người lớn thì mới học chứ không tự giác. HS mới 4-5 tuổi mà bắt học chương trình của HS 6 tuổi tất nhiên sẽ vượt quá xung lượng ấy, nó sẽ làm trẻ sớm cạn kiệt về trí não, vắt kiệt trí tuệ từ khi còn nhỏ vì phải sử dụng nhiều hơn cái mình có. Nhiều HS hay than mệt và sợ học là vì vậy. * Bà Lê Thị Ánh Tuyết (vụ trưởng Vụ Mầm non, Bộ GD-ĐT): Phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp với lứa tuổi Đúng là hiện nay ở các TP, đô thị nhiều bậc phụ huynh vì quá kỳ vọng ở con mình, quá lo lắng cho con em trước ?cửa ải? lớp 1 nên cho con học đọc, học viết theo chương trình lớp 1 khi mới 5 tuổi. Nhưng những phụ huynh này không hiểu nguyên tắc đòi hỏi sự phù hợp giữa nội dung, phương pháp dạy học với đặc điểm, hình thái chức năng tâm lý của lứa tuổi các em. Cùng với sự phát triển của thực tiễn giáo dục mầm non và việc tiếp cận với khoa học giáo dục mầm non của thế giới, nhiều nhà nghiên cứu đã kết luận: rất cần chuẩn bị cho trẻ đầy đủ các yếu tố thích ứng trước khi vào lớp 1 như trí tuệ, khả năng điều khiển hành vi của mình (ý chí), động cơ kích thích học tập, sự phát triển của hứng thú nhận thức, sự thích ứng xã hội của trẻ. Nếu trẻ không được chuẩn bị những yếu tố trên ở các lớp học mầm non, dĩ nhiên sẽ khó khăn khi học ở bậc phổ thông. * Bà Lê Thị Liên Hoan (phó Phòng giáo dục mầm non, Sở GD-ĐT TP.HCM): Trẻ sẽ mất sự hứng thú khi lên lớp 1 Nhiệm vụ quan trọng nhất của bậc tiểu học là tạo cho trẻ sự hứng thú, nhưng nếu trẻ đã biết trước các điều ấy thì khi lên lớp 1 sẽ không còn hứng thú nữa, trẻ sẽ mang tư tưởng chủ quan, không chăm chỉ học hành. Chương trình mẫu giáo 5 tuổi rất cần thiết đối với trẻ. Từ việc cho các cháu nặn, vẽ, xé dán, dạo chơi trong vườn... đến việc tô chữ, đặt hột theo nét chữ, đọc theo số... Đó chính là sự chuẩn bị một cách toàn diện về năng lực học tập cho trẻ khi bước vào lớp 1. Mặc dù không trực tiếp dạy cho HS biết viết chữ, biết làm toán, nhưng những nội dung ấy được nghiên cứu và giảng dạy theo ba bước phát triển tư duy của trẻ: tư duy trực quan hành động đến tư duy trực quan hình ảnh, sau đó mới đến tư duy logic. Sự phát triển tư duy từng thang bậc cộng với kỹ năng nghe - hiểu, kỹ năng phát triển ngôn ngữ là cơ sở để trẻ học tập tốt trong một quá trình lâu dài sau này.
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thời gian quyết định chất lượng giáo dục con? (22/11)
 Trẻ em học nói như thế nào? (2/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i