Mang thai và sinh đẻ
   Bí quyết chăm sóc sức khỏe toàn diện ở phụ nữ có thai và cho con bú
 

Tăng cường tiêu hóa, miễn dịch là hai yếu tố quan trọng nhất trong việc chăm sóc sức khỏe toàn diện ở phụ nữ có thai, cho con bú. Nếu như hệ tiêu hóa tốt giúp người mẹ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé thì hệ miễn dịch tốt sẽ giúp người mẹ luôn luôn khỏe mạnh, tránh được bệnh tật đồng thời truyền được sức đề kháng tốt cho thai nhi cũng như trẻ bú mẹ.


Tuy nhiên các bà mẹ mang thai cũng như cho con bú hiện nay mới chỉ quan tâm đến thai nhi và em bé chứ chưa có sự quan tâm đúng mức đối với sức khỏe của chính bản thân mình.

Mức độ nhận thức chưa cao của sản phụ về các vấn đề sức khỏe của bản thân trong thời kỳ mang thai cần phải được lưu ý và hiểu rõ hơn vì nó có thể gây ra những tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Những vấn đề tiêu hóa thường gặp

Phụ nữ có thai, cho con bú hay gặp phải đó là táo bón, đi ngoài sống phân, tiêu chảy, ăn không tiêu, chán ăn, đầy hơi, hấp thu kém (mẹ ăn nhiều mà thai nhi vẫn bị thiếu cân, mẹ không đủ sữa cho con bú hoặc chất lượng sữa kém...).

Các rối loạn tiêu hóa này tuy không quá nghiêm trọng nhưng nếu kéo dài sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi đồng thời ảnh hưởng đến dinh dưỡng của người mẹ khiến cho cả mẹ và con đều thiếu chất. Khi đó, thai nhi và đứa trẻ sinh ra sẽ phát triển kém hơn so với những đứa trẻ bình thường với những biểu hiện như thiếu cân, chậm lớn, sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh...

Bên cạnh việc tăng cường tiêu hóa thì việc củng cố một hệ miễn dịch khoẻ mạnh là điều các sản phụ luôn phải nhận thức rõ ràng. Theo số liệu thống kê chỉ có 30% phụ nữ mang thai quan tâm đến khả năng có thể bị bệnh hoặc không đủ sức đề kháng để phòng bệnh trong thời kỳ mang thai.

Có một mối quan hệ mật thiết giữa bà mẹ và thai nhi vì cơ thể của người mẹ chính là nguồn cung cấp tất cả dưỡng chất và tế bào miễn dịch cho thai nhi. Người mẹ khỏe mạnh, sức đề kháng tốt sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh cho chính mình và thai nhi cũng như đứa trẻ sinh ra.

Tăng khả năng miễn dịch cho cả mẹ và bé

Hệ miễn dịch khỏe mạnh bắt đầu từ bộ máy tiêu hóa khỏe mạnh.Việc tăng cường hệ miễn dịch nên bắt đầu từ bộ máy tiêu hóa. 80% hệ miễn dịch nằm trong bộ máy tiêu hóa (sản xuất ra kháng thể IgA ), đặc biệt là hệ thống ruột, nơi có thể tìm thấy rất nhiều những vi khuẩn có lợi.

Chính vì vậy, bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, phụ nữ có thai và cho con bú nên bổ sung thêm dòng sản phẩm men vi sinh ( Probiotics ) giúp tiêu hóa và hấp thu tốt một cách tự nhiên đang được các bác sỹ sản, phụ khoa khuyên dùng.

Khái niệm Probiotics được biết đến từ đầu thế kỷ 20 với công trình nghiên cứu đạt giải Nobel y học của nhà bác học người Nga Elie Metchnikoff. Probiotics là tên chung để chỉ những vi sinh vật sống có vai trò thiết lập cân bằng vi sinh vật đường ruột: chúng chiếm chỗ và trung hòa độc tố của các vi khuẩn có hại, sản xuất các vitamin và men tiêu hóa các chất, tăng cường tạo các kháng thể giúp nâng cao khả năng miễn dịch ...

Probiotics đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới như một sản phẩm bổ trợ an toàn giúp tiêu hóa khỏe mạnh và nâng cao sức khỏe. Có rất nhiều chủng Probiotics trong đó Lacctobacillus rhamnosus GG ( LGG ) và Bifidobacterium BB-12( LBB-12 ) đã được nghiên cứu chi tiết về tính an toàn cũng như những tác dụng với các đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, cho con bú.

LGG và LBB-12 có đầy đủ các tác dụng chung của các Probiotics, giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường hấp thu các chất cho cơ thể mẹ. Nhờ vậy cơ thể mẹ luôn khỏe mạnh, đồng thời tạo được dòng sữa tốt cho con.

Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu cũng chứng minh LGG và LBB-12 làm tăng khả năng miễn dịch cho cả mẹ và bé: Probiotics giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể mẹ thông qua tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch cũng như kích thích hình thành kháng thể ( đặc biệt là kháng thể IgA ). Nếu người mẹ bổ sung hai chủng vi khuẩn này trong và sau thai kỳ, đứa trẻ sinh ra có sức đề kháng tốt hơn và tránh được các bệnh tự miễn như: hen, chàm, viêm mũi dị ứng... cũng như giảm được nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường...

Theo WTT

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nguyên nhân sảy thai đầu thai kỳ (24/9)
 Bệnh cúm ở phụ nữ mang thai (21/9)
 3 câu hỏi về hen suyễn khi mang bầu (18/9)
 Mẹo trở lại với công việc sau khi sinh con (17/9)
 Những hành vi thai phụ nên tránh (17/9)
 Sinh con dưới nước: mẹ lẫn con đều mạo hiểm (17/9)
 Cơn co Braxton-Hick (17/9)
 Chứng thủy đậu khi mang bầu (17/9)
 Tiết dịch âm đạo bất thường (16/9)
 Bà bầu công sở - Làm thế nào để mẹ khỏe, con khôn? (15/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i