Bồi dưỡng thường xuyên
   Ứng dụng kidsmart trong hoạt động giáo dục âm nhạc
 

Phần 1

Theo chương trình GDMN mới nhất do Bộ GD&ĐT ban hành tháng 7/2009 áp dụng từ năm học 2009-2010, phương pháp giáo dục phải chú trọng giao tiếp thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, tạo cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức, trẻ được học mà chơi, chơi mà học. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ.
Sau đây là một số gợi ý các phương pháp, cách thức áp dụng phần mềm Kidsmart vào các hoạt động giáo dục âm nhạc cũng như dùng các phương tiện diễn tả âm nhạc như một công cụ hữu hiệu để kết hợp với các hoạt động giáo dục khác như làm quen với toán, chữ viết, môi trường ... Thông qua đó, góp phần vào việc phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ, có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật, nhằm tiếp cận được kết quả mong đợi như chương trình đã đề ra.

1. Ngôi nhà toán học của Milie

Chúng ta có thể sử dụng âm nhạc giúp trẻ làm quen với các con số một cách tự nhiên, nhẹ nhàng thông qua các trò chơi với lời ca có số, với số lượng âm thanh, với số người tham gia ...
- Giai điệu số
VD: Bài hát Năm ngón tay ngoan (Trần Văn Thụ)
Chọn 5 trẻ xung phong đứng lên, mỗi trẻ cầm một mảnh bìa cứng hoặc tờ giấy vẽ một số(từ 1-5) và hình vẽ bàn tay có 4 ngón nắm lại, một ngón xòe ra lần lượt là ngón cái, trỏ, giữa, áp út và út. Khi hát đến ngón nào thì người đó bước lên phía trước. Khi cả 5 trẻ đứng lên hết thì cùng giơ cao lên và vừa hát vừa đưa hình vẽ qua bên trái, bên phải đều nhau.
Thay đổi bài hát có số khác hoặc lần lượt các bạn lên chơi.
- Giai điệu âm nhạc
Trẻ có thể sử dụng nhiều loại âm thanh khác nhau để tạo ra âm thanh khác nhau: tiếng vỗ tay, bước dậm châm, đọc bùng, binh ... để tạo ra mẫu có 2, 3 thứ tiếng khác nhau.
Giáo viên có thể cho trẻ tự tìm các âm thanh phát ra các tiếng kêu khác nhau để tạo ra các giai điệu, tiết tấu khác nhau như song loan, tambourine ... thậm chí là vung xoong, nồi, thìa ...
VD:
Kiểu có hai thứ tiếng:
     
            Binh     bùng           binh.                     Binh      bùng           binh.
Hoặc    Vỗ tay- vỗ tay-      dậm chân.               Vỗ tay  vỗ tay       dậm chân
Kiểu có ba thứ tiếng:

   dậm chân- vỗ tay-vỗ tay -   bùng.           Dậm chân  vỗ tay  vỗ tay       bùng

2. Ngôi nhà khoa học của Sammy

Phân loại âm thanh
Thử kết hợp các hoạt động phân loại với các dụng cụ, đồ vật phát ra âm thanh. VD, phân biệt tiếng của dụng cụ làm bằng kim loại với vật làm bằng gỗ, nhựa ...
Trò chơi phân loại âm thanh:
a. GV để ba vật bằng nhựa, gỗ, kim loại lên bàn và gõ từng đồ vật cho trẻ nhận biết âm thanh phát ra khác nhau của các vật đó. Sau đó gõ tiết tấu từ đơn giản nhất đến khó dần, mỗi lần gõ mẫu sẽ gọi 1-2 trẻ lên làm lại. Sau đó dùng dải khăn trang trí đẹp mắt, bịt mắt trẻ lại. GV gõ một hai vật rồi cho trẻ phân biệt đâu là tiếng gỗ, nhựa, kim loại và cho trẻ gõ lại.
VD GV bắt đầu từ tiết tấu:

         nhựa      gỗ                 KL                   nhựa       gỗ               KL
Hoặc: gỗ        nhựa -             gỗ                   gỗ         nhựa             KL

b. Cho trẻ tự tìm các đồ vật có trong lớp ở các khu vực đã chuẩn bị sẵn các đồ vật như thìa nhựa, thìa kim loại, gỗ, song loan, xúc xắc ...
- GV cho hô trẻ nào cầm vật bằng gỗ đứng vào một nhóm, kim loại đứng vào một nhóm và đồ nhựa đứng vào một nhóm.
- Gv bắt nhịp cho trẻ vừa hát một bài hát quen thuộc, vừa gõ phách theo bài hát bằng các đồ vật đang cầm trên tay. Sau đó cho từng nhóm gõ.
- Hoặc GV cho trẻ hát bài hát sau, cứ đến đồ vật có chất liệu gì thì nhóm đó gõ lên:


Hoàng Công Dụng - Vụ Giáo Dục Mầm Non


 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dạy học cá thể (23/10)
 Bài 4 và bài 5 : Ngành GDMN TP.HCM - 30 năm xây dựng và phát triển (24/9)
 Bài 3 : Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non (24/9)
 Bài 2 : Can thiệp sớm trẻ khuyết tật trong trường mầm non (24/9)
 Bài 1 : Những rào cản trong đổi mới GDMN TP.HCM. (24/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i