Tâm lý
   Tập cho bé ở nhà một mình
 

Cuộc sống bận rộn, các bậc cha mẹ thật khó để có thể dành nhiều thời gian ở nhà với con. Quyết định để con ở nhà một mình không dễ dàng. Điều quan trọng là bạn phải biết được thời điểm thích hợp và nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả các nhân tố. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn

Bé thực sự ở nhà một mình được không ?

Kiểm tra
Một tổ chức chăm sóc trẻ em của Mỹ đã đưa ra bảng liệt kê các mục cần kiểm tra cho bạn và con để giúp bạn cân nhắc xem liệu con đã có thể tự chăm sóc bản thân khi ở nhà một mình chưa.

Các câu hỏi mang tính định hướng này như một công cụ hữu ích góp phần vào quyết định của bạn:
- Đứa trẻ có thể cung cấp địa chỉ của gia đình hay nhớ đường về nhà chưa?
- Đứa trẻ có biết cách làm thế nào để sơ cứu khi bị cắt dính, bị xây xát, bị bỏng, bị chảy máu cam hay trúng độc?
- Đứa trẻ có nhận biết được lối thoát hiểm ra khỏi nhà khi có hỏa hoạn?
- Đứa trẻ có biết cách liên lạc với bố mẹ hay những người có trách nhiệm bằng điện thoại không?
- Đứa trẻ biết cách nhận diện những người lạ mặt từ ngoài cửa không?
- Đứa trẻ có bao giờ tỏ ra thích hay sẵn sàng ở nhà một mình?

Phép thử
Nếu bạn nghĩ con mình đã sẵn sàng ở nhà một mình, thì hãy bắt đầu với các phép thử. Bạn cung cấp cho con những chỉ dẫn thông thường, mở máy di động và ra khỏi nhà, sau đó chọn một hay vài phép thử sau:

- Nhờ một người mà bạn tin tưởng (nhưng con bạn không biết người này) đến nhà bạn và yêu cầu được vào nhà. Con bạn "đỗ" nếu không mở cửa hoặc mở cửa nhưng không cho người đó vào nhà.

- Khoảng 30 đến 45 phút sau bạn quay về để kiểm tra xem điều gì diễn ra ở nhà.

- Nhờ người bạn dẫn một đứa trẻ đến chơi. Hãy để ý xem con bạn có gọi cho bạn để kiểm tra thông tin hay không.

Khi bạn cảm thấy thoải mái để con ở nhà một mình, trong những lần đầu, bạn chỉ nên ra ngoài khoảng hơn một giờ và đảm bảo rằng điện thoại di động của mình luôn hoạt động tốt. Dần dần bạn có thể bắt đầu tăng lượng thời gian ra khỏi nhà.

Luôn cần giữ một khoảng cách an toàn nhưng cũng cần thể hiện sự tin tưởng đối với con, chớ nên cứ 10 phút lại gọi điện về kiểm tra một lần.

Đến một ngày bạn sẽ nhận ra rằng mình không phải lãng phí tiền thuê bảo mẫu nữa. Sẽ là một cảm giác rất tuyệt vời khi bạn cảm nhận được con mình đã lớn khôn.

Theo web Trẻ Thơ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ cần âm nhạc trong quá trình phát triển (6/8)
 Trẻ dưới 3 tuổi cũng bị trầm cảm (6/8)
 10 lợi ích của trò chơi vận động (6/8)
 Dạy trẻ khám phá cảm giác cuộc sống (5/8)
 Con bạn có thật sự hạnh phúc? (5/8)
 5 lý do nên cho con đi picnic (5/8)
 Tại Sao Những Đứa Trẻ Thông Minh Lại Hay Bị Bắt Nạt (4/8)
 Trẻ tư duy tốt do thường xuyên hỏi (4/8)
 Hoạt động rèn luyện trí nhớ cho bé (4/8)
 Bố mẹ quá cưng chiều, con sẽ chậm biết nói (4/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i