Âm nhạc làm phát triển sự phong phú của ngôn ngữ cho trẻ em thế nào?
Tác giả: Ann Gadzikowski - Trường Chicago Children's Museum.
Khi tôi còn là một giáo viên mầm non, tôi có một học sinh tên là Lizzy. Cô bé rất ít khi nói. Vào lúc 3 tuổi, Lizzy thường giao tiếp với tôi bằng cách giật giật tay áo tôi và chỉ về phía thứ cô bé muốn. Tôi đã vô cùng lo lắng cho Lizzy. Nhưng, lòng tin tưởng của tôi dành cho bé có thể vẫn còn, và khá mạnh mẽ, bởi tôi biết rằng: Ít nhất trong ngày, khi đến giờ nhạc của lớp học, bé vẫn cố gắng hát theo. Lizzy lặng lẽ của tôi vẫn sống như vậy, đặc biệt trong giờ nhạc, khi cô bé bắt đầu nghe thấy những âm thanh giai điệu tuyệt vời. Cô bé vỗ tay, cô bé nhảy, và thậm chí cô bé còn vui vẻ hát theo những bài hát yêu thích của mình. Tôi nhớ rõ rằng, đó là các bài như: "The Wheels on the Bus", "The Old Man", và nhất là "Where is Thumbkin?"
Cuối cùng, Lizzy cũng bắt đầu nói, và bé sớm có thể giao tiếp giống như những đứa trẻ khác cùng lứa tuổi mình. Cô bé đã dạy cho tôi hiểu rằng: Âm nhạc là một công cụ đầy sức mạnh, được trao tặng cho chúng ta, để chúng ta có thể giúp ngay thậm chí những cô bé, cậu bé vốn luôn lặng lẽ.
Tất cả trẻ em đều có thể nhận được những lợi ích đầy quý báu từ các hoạt động âm nhạc. Âm nhạc làm tăng khả năng học tập, nhất là phát triển ngôn ngữ. Các trải nghiệm cùng âm nhạc của trẻ em sẽ xây dựng cho trẻ vốn từ, kỹ năng lắng nghe, khả năng cảm thụ và sử dụng ngôn từ.
Âm nhạc, ngôn ngữ và não bộ: Những nghiên cứu về não bộ gần đây chỉ ra cho chúng ta biết rằng: Khi trẻ em hát hay vận động theo nhạc, sự phát triển của não bộ được toàn diện hơn, các melanin kết nối thần kinh, khiến bộ óc luôn bận rộn làm việc. Khi nghe nhạc hay hát nhạc, cả não trái và não phải cùng đồng thời được kích hoạt. Khi quá trình này kích hoạt, trẻ không những vừa học những điều mới, mà còn vận dụng cả những kinh nghiệm chúng đã từng có vào hoạt động âm nhạc này. Ví dụ: Âm nhạc giúp trẻ ghi nhớ địa chỉ, ghi nhớ số điện thoại, ghi nhớ thông tin. Bạn có thể dễ dàng hiểu vì sao người già lại có thể nhớ khá rõ thậm chí các bài hát từ thuở thơ ấu.
Càng nhiều giác quan được kết hợp với nhau, sự học của trẻ càng diễn ra được nhanh hơn và nhiều hơn. Trong khi trẻ em hát, vận động theo "Hockey Pockey", chúng thường sử dụng ngôn từ giống trong bài hát, chúng hát theo giai điệu và cường độ bắt chước giống như đĩa nhạc mẫu. Chúng sử dụng toàn bộ tất cả khả năng có thể của mình (trí tuệ, vận động, kiến thức...) để múa và hát, phối hợp tự nhiên cùng nhau. Việc này khiến trẻ học tập theo một cách tích cực. "Đó là khái quát tất cả những lợi ích có thể đạt được cùng với âm nhạc".
Nhịp điệu của ngôn từ: Giống như trong âm nhạc, ngôn ngữ cũng có ngữ điệu. Khi chúng ta nói, lời nói của chúng ta có tốc độ, nhịp điệu, cao độ, trường độ. Giống như một đoạn nhạc, lời nói của một người có thể du dương, khi trầm lúc bổng.
Chẳng có gì ngạc nhiên, rằng việc học ngôn ngữ được tăng cường khi trẻ em càng có nhiều kinh nghiệm hay năng khiếu với âm nhạc. Trong quá trình làm quen với âm nhạc, ví dụ của nhà Giáo dục Phyllis Weikert, khả năng học tập của một đứa trẻ khi vỗ tay hay gõ nhẹ theo phách của nhịp tác động trực tiếp với học ngôn ngữ. Thí dụ: Vỗ tay hay gõ nhẹ giai điệu của một từ với trẻ chưa có sự liên quan khiến trẻ dễ ghi nhớ hơn, học vốn từ mới. Bạn có thể hình dung việc dạy trẻ nói một câu dài như: "Supercalifragilisticexpialidocious" thì sẽ ra sao nếu không có nhạc?
Bài hát và điệu nhảy: Kỹ thuật ngày nay cho phép trẻ em nghe một số lượng khổng lồ các thể loại âm nhạc và số lượng bài hát. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả, là phụ huynh cần biết rằng việc cung cấp âm nhạc cho trẻ không phụ thuộc vào số lượng là chính, cần thiết phải tạo ra một hệ thống kiến thức âm nhạc phù hợp với người thưởng thức. Các cuộc triển lãm tại Chicago Children's Musemum như: "Now, You're Talking" kể những câu chuyện thú vị về các trường hợp đặc biệt trẻ em được âm nhạc hỗ trợ trong việc học ngôn ngữ. Những cuộc triển lãm thú vị này đóng vai trò quan trọng, thay đổi suy nghĩ của phụ huynh và các nhà giáo dục về sự cần thiết âm nhạc trong cuộc sống trẻ em nói chung, sự phát triển ngôn ngữ nói riêng.
Ở gia đình, hãy hát cùng con cái: Không có vấn đề gì lo lắng nếu khả năng trình diễn ca nhạc của bạn hay khả năng cảm thụ âm nhạc, giọng hát của bạn không tốt, hoặc có vấn đề, trên tất cả chỉ cần niềm đam mê âm nhạc của bạn. Những bài hát đơn giản, quen thuộc với trẻ em, những bài hát kết hợp vận động nhẹ nhàng hay lôi cuốn sẽ là tốt nhất cho phần lớn trẻ em trước tuổi đến trường. Danh sách các bài hát đầu bảng của trẻ em Anh là: "Row, Row, Row your Boat!" và "Itsy Bitsy Spider".
Làm phong phú sự kết hợp âm nhạc với cách bổ sung ngôn từ của riêng bạn trong các bài hát tương tự liên quan. Bạn có thể tạo ra những thay đổi riêng của mình cho bài hát "If You're Happy and You Know It" bằng cách thay tên các nhân vật trong bài hát thành tên của các thành viên gia đình (If You're Jason, and you know it claps your hands)
Thêm vào đó, nếu đến thời gian đọc sách trước khi đi ngủ, thay vì cầm một quyển sách truyện như hàng ngày, hãy thử một quyết bài hát với các bài hát bé đã được học, hoặc hứng thú để bé học hát. Nhà họa sĩ Iza Trapini đã xuất bản một loạt các sách tranh ảnh bài hát bao gồm những giai điệu quen thuộc của tuổi thơ, ví dụ: "I'm a little Teapot", "Twinkle Tiwnle Little Star". Một lựa chọn khác cũng tốt là sách của tác tỉa Alan Katz: "Take Me out of the Bathtub", hay "Other Silly Dilly Songs".
Bất cứ nơi nào có âm nhạc, chắc chắn nơi đó việc học ngôn ngữ sẽ mạnh mẽ và được khuyến khích. Tất nhiên, âm nhạc không chỉ để giúp ta tăng khả năng ngôn ngữ. Âm nhạc phần lớn nhằm mục đích gợi lên và bồi đắp cho trẻ em những cảm xúc, tình cảm mạnh mẽ, niềm vui và sự say mê cuộc sống, các hoạt động hào hứng và sôi động. Âm nhạc không những làm phong phú cuộc sống của tất cả trẻ em, mà đặc biệt với một số người - như bé Lizzy chẳng hạn - nó còn là một quà tặng cuộc sống giúp bé bước đi trên những con đường đầu tiên để kết nối với mọi người, kết nối với cuộc sống.
Ngọc Mai mamnon.com
Source: http://www.chicagochildrensmuseum.org/learn_sing.html