Giải trí
   Hoạt hình VN “đi đâu về đâu”?
 
Hôm nay lên lớp, cô giáo giới thiệu vài đề tài hấp dẫn để bọn tôi cùng thảo luận. Trong đó gây hứng thú cho tôi là một đề tài liên quan đến phim hoạt hình. Gần đây trên khắp thế giới và cả ở VN, những ai yêu thích phim hoạt hình đều biết đến những bộ phim kể về turyền thuyết, huyền thoại Trung Hoa do… Hollywood sản xuất (như tây Du Ký, Hoa Mộc Lan…). Và đã xuất hiện nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này. Có ý kiến cho rằng đây là việc “xâm lược văn hoá”. Người lạc quan hơn thì bảo "người ta" (Hollywood) giúp "mình" (Trung Quốc) truyền bá văn hoá cho toàn thế giới biết, đó là điều đáng mừng ấy chứ. Và cũng có ý kiến cho rằng giới hoạt hình TQ hay cả TQ cần phải thấy xấu hổ khi “đồ” của mình bị lấy đi quảng cáo (vì các nhân vật truyền thuyết Trung Hoa do Hollwood sản xuất ít nhiều có phần không thực với ngoại hình, tính cách mà nhân vật vốn có). Vâng, câu hỏi đặt ra là vì sao họ làm được mà ta không làm được? Vô vàn ý kiến được trình bày trên lớp. Tôi chợt nghĩ đến làng phim hoạt hình VN. Có thể dùng từ “bi đát” để nói lên hoàn cảnh của phim hoạt hình VN. Cho đến nay, nếu đi hỏi các bé mẫu giáo, các em HS tiểu học thì chắc chỉ có một số ít bé xem qua phim hoạt hình VN. Nhưng rất nhiều bé có thể kể vanh vách các tác phẩm hoạt hình của Hollywood, Nhật hay TQ. Không thể nghĩ đến một chuyện: vào tương lai gần, khi dân Mỹ đã “ngán” tìm hiểu văn hoá TQ qua phim hoạt hình thì có thể Hollwood sẽ “nhắm” đến VN? Khi đó, đến lượt chúng ta bất lực ngồi nhìn văn hóa truyền thống, những truyện cổ tích, thần thoại của mình “được” người khác đem đi. Và như thế, câu hỏi hôm nay sẽ tiếp tục được đặt ra: việc quảng cáo như thế là tốt hay xấu? Chúng ta có bị “tước đoạt văn hoá”? Tôi đã từng xem qua một đoạn phim tài liệu nói về ngành hoạt hình VN. Cái thiếu của ngành hoạt hình VN không phải là tay nghề người thực hiện phim, không phải là kiến thức mà chính là cơ sở vật chất. Thế thì các mạnh thường quân ơi, sao không sớm một tay giúp đỡ ngành hoạt hình VN phát triển? Để ngày mai đây, các em nhỏ và cả những người lớn chúng ta có thể hãnh diện khi ngồi xem bộ phim hoạt hình về một Thánh Gióng, trạng Quỳnh… Đó cũng là một cách giúp các em nhỏ có thể tiếp cận với văn hoá VN một cách hứng thú hơn. Thật hạnh phúc khi nghĩ đến một hôm nào đó nghe một người bạn nước ngoài nói: “Hôm rồi mình vừa xem bộ phim hoạt hình Thánh Gióng của các bạn đấy, mình thích nhân vật này lắm!”... Tuổi Trẻ
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Khi làng Xì Trum bị bỏ bom (14/10)
 Sẽ có phim hoạt hình Nàng Dae Jang Geum (13/10)
 CD "Anh Xuân Bắc - Cổ tích truyện kể" dành cho trẻ em (8/10)
 Harry Potter vượt mức tiêu thụ 300 triệu bản (6/10)
 Diễn viên nhí Hàn Quốc đoạt giải tại LHP New Montreal (29/9)
 "Chuyến tàu cổ tích" của Andersen tới Việt Nam (28/9)
 Cuộc thi vẽ tranh về môi trường dành cho trẻ em thế giới (26/9)
 TP.HCM: Cơn sốt kịch thiếu nhi (22/9)
 Cuộc thi vẽ tranh "Nhành cọ non" 2005 (20/9)
 Sẽ có sân khấu riêng cho thiếu nhi? (19/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i