Sức khỏe và Phát triển
   Dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy
 

Có rất nhiều tác nhân gây tiêu chảy như các loại virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng và chúng đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ nhỏ, có thể gây suy dinh dưỡng và thậm chí cả tử vong.

Cách chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài

Chế độ dinh dưỡng thích hợp đóng vai trò quan trọng đối với trẻ bị tiêu chảy kéo dài, đồng thời có tác dụng thúc đẩy sự phục hồi sớm niêm mạc ruột.

Cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, vitamin và các yếu tố vi lượng để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương.

Không cho trẻ ăn các loại thức ăn, nước uống làm tăng thêm tiêu chảy như thức ăn thô, thức ăn chứa nhiều đường, chất béo, các loại nước giải khát công nghiệp.

 

Dùng các loại thức ăn sẵn có như gạo, khoai, chế biến dưới dạng mềm, lỏng dễ tiêu hóa như bột, cháo, súp.

Chọn các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa...

Uống và ăn thêm quả tươi để cung cấp các vitamin và muối khoáng.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, bú nhiều lần, mẹ không nên ăn kiêng.

Nếu mẹ không có sữa: Dùng các loại sữa không có đường lactose, hoặc các loại sữa đã lên men: sữa chua hoặc dùng sữa đậu tương (đậu nành). Sữa chua phải được làm từ loại sữa dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Trẻ từ 6-12 tháng tuổi

Tiếp tục bú mẹ

Pha sữa động vật bằng nước cháo làm giảm 5% nồng độ đường lactose hoặc cho trẻ ăn sữa chua, sữa đậu tương.

Đảm bảo thức ăn bổ sung như bột, cháo xay nấu với thịt, cá, trứng, rau xanh và dầu mỡ. Khi chế biến, đảm bảo độ nhớt giảm, dễ tiêu hóa, cân đối đạm, mỡ, đường, tránh tăng áp lực thẩm thấu.

Cho ăn nhiều bữa trong ngày (ít nhất 6 bữa).

Trẻ từ 1 tuổi trở lên

Bú mẹ và ăn thêm sữa động vật.

Chế biến thức ăn dưới dạng cháo, súp từ gạo, khoai, rau, đậu đỗ.

Đảm bảo 50% năng lượng từ các thức ăn sam, còn 50% từ sữa hoặc sản phẩm sữa, đảm bảo năng lượng 110kcal/kg/24giờ.

Khi tiêu chảy khỏi được 1 tuần thì mới chuyển dần về chế độ ăn bình thường theo tuổi.

Nếu trẻ đang bú mẹ, ngoài các bữa cháo, súp cho trẻ bú mẹ nhiều hơn bình thường, mẹ không phải kiêng khem trong ăn uống (chỉ kiêng ăn thức ăn có nhiều đường nếu như trẻ tiêu chảy phân bọt và nhầy, có mùi chua).

Nếu ăn sữa bò trẻ tiêu chảy tăng lên thì chỉ ăn sữa chua hoặc sữa đậu nành hoặc dùng loại sữa không có lactose.

Các loại súp đều phải xay nát hoặc nghiền nhỏ để trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu.

Bù nước và điện giải

Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước cần bù nước và điện giải bằng đường uống.

Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, khi đánh giá dấu hiệu mất nước khó, vì vậy song song với chế độ ăn cần phải cho trẻ uống ORS hoặc các dung dịch điều trị tiêu chảy như nước cháo, nước cà rốt, nước dừa...

Cung cấp cho trẻ các loại vitamin và khoáng chất:

Các loại vitamin nhóm B và vitamin C, các vitamin tan trong dầu: A, D, E, K và các yếu tố vi lượng như:

Sắt, đồng, và đặc biệt là kẽm.

Tùy theo lứa tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi bị TC để sử dụng chế độ ăn thích hợp

Cách pha chế dung dịch điều trị tiêu chảy

- Oresol là dung dịch tốt nhất điều trị tiêu chảy (một gói ORS có chứa: glucoza 20g, NaCl 3,5g, KCl 1,5g, NaHCO3 2,5g). Một gói oresol hòa tan hoàn toàn với một lít nước đun sôi để nguội. Nếu để dung dịch quá 24 giờ thì cần đổ đi và pha dung dịch mới.

- Nước cháo muối: một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch (tương đương 1,2 lít nước), đun nhừ lọc qua giá cho trẻ uống dần.

- Nước gạo rang: 50g gạo rang vàng, cho một thìa gạt cà phê muối nghiền nát với một lít nước sôi để nguội, cho trẻ uống dần.

Cách cho uống

- Trẻ dưới 2 tuổi cho uống ít một bằng thìa. Với trẻ lớn hơn có thể cho uống từng ngụm nhỏ. Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau rồi tiếp tục cho uống, nhưng cho uống chậm hơn, uống từng thìa cách nhau 2-3 phút.

- Sau 4 giờ đánh giá lại tình trạng mất nước: nếu có các dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị phục hồi nước và điện giải.

Tránh dùng các loại thực phẩm sau

- Thực phẩm ít chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ và khó tiêu hóa như: măng, rau cần, ngô và đỗ nguyên hạt.

- Các loại nước có ga gây khó tiêu, đầy bụng.

Theo: Web trẻ thơ

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dấu hiệu và chống mất nước cho bé (11/6)
 Cứu sống con nhờ linh cảm người mẹ (10/6)
 Tăng sức đề kháng bảo vệ bé trong mùa dịch cúm A (H1N1) (8/6)
 Màu phân bình thường của bé (8/6)
 Khi dấu hiệu nấc là nguy hiểm (8/6)
 Khoáng chất và sự phát triển của trẻ (5/6)
 Dấu hiệu nguy hiểm khi bé sốt (5/6)
 Cúm lợn H1N1 (5/6)
 5 dấu hiệu bệnh khi bé chảy nước mũi (3/6)
 Có nên cho bé uống kết hợp D3 và Abidec? (2/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i