Mang thai và sinh đẻ
   Đời sống bí ẩn của đứa trẻ chưa ra đời
 

Quý thứ nhất

Sự thụ thai

Tốc độ mà một con tinh trùng di chuyển để chạm tới trứng là không thể tin được - 500cm trên một giây (khoảng 10 dặm /một giờ). Trung bình có khoảng 250 triệu con được phóng ra nhưng chỉ một con tinh trùng là thành công. Vảo thời điểm thụ tinh, màng ngoài của trứng cản trở các tế bào tinh trùng khác và một cuộc sống mới bắt đầu.
Cơ thể của bạn: Trứng được thụ tinh di chuyển xuống ống dẫn trứng và dính chặt vào lớp mô mềm của tử cung bạn. Dấu hiệu hoá học sẽ làm ngưng kinh nguyệt của bạn khoảng bảy ngày sau khi hiện tượng này xảy ra.

Tuần 0-5

Em bé: Sự thay đổi nhanh đang diễn ra và các cơ quan chính của bé (phổi, tim, não, thận, gan) đã sẵn sàng được hình thành.
Cơ thể của bạn: Bạn có thể cảm thấy xúc động hay buồn nôn. Nếu bạn không dùng ngay từ đầu thì hãy bổ sung vitamin thuộc nhóm B, vì vitamin thuộc nhóm B vô cùng quan trọng cho sự phát triển não của con bạn, giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh như là tật nứt đốt sống.

Tuần 6-8

Em bé: phát triển chiều dài từ 4mm đến 16mm. Việc siêu âm sẽ cho thấy chuyển động đầu tiên của bé.
Cơ thể của bạn: Ốm nghén có thể xảy ra với bạn lúc này và bạn có thể nhận thấy đầu tiên là sự tăng cân của mình. Bạn phải bảo đảm trong chế độ ăn uống của mình phải có nhiều chất sắt vì bụng của bạn (bây giờ có kích cỡ của một trái cam) đòi hỏi một lưu lượng máu tăng.

Tuần 9-10

Em bé: Giới tính của bé trở nên rõ ràng và bé đang phát triển móng tay và bộ xương. Bé lúc này là một bào thai, không phải là một phôi thai, và bé

TRÁI TIM NON NỚT CỦA BÉ
Tim của bé bắt đầu đập ở tuần thứ tư
Khoảng ba tuần, hệ thống tim mạch của em bé gồm có một nhóm tế bào tim cỡ hạt cây anh túc. Bắt đầu tuần thứ tư, tế bào tim đơn được hình thành. Điều này sẽ gây ra phản ứng dây chuyền khi tế bào tim khác bắt nhịp. Tế bào mới chia ra và cuối cùng phát triển thành bốn ngăn tim của bé.
Vào cuối tuần thứ tư, tế bào máu bắt đầu tuần hoàn, đưa khí oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu đến nhau để cho bé phát triển.
không còn ‘hình dạng hạt đậu' nữa vì chi và cổ của bé bắt đầu thẳng ra.
Cơ thể của bạn: Ngực của bạn có thể nhạy cảm và cần quan tâm nhiều hơn, vì thế lúc này là dịp tốt để trang bị áo ngực dành cho sản phụ để bảo đảm sự hỗ trợ thích hợp. Bạn có thể cảm thấy đói liên tục và thấy khó điều chỉnh tư thế mới của mình.

Tuần 11-12

Em bé: Cơ thể bé to bằng quả mận và cấu tạo xương hiện cứng cáp hơn. Phổi của bé chứa đầy nước ối và cần hút sạch nước ối để chuẩn bị khi bé thở bên ngoài tử cung. Tất cả cơ quan trong cơ thể của bé lúc này đã được hình thành đúng vị trí và chúng sẽ tiếp tục phát triển và tăng trưởng lấy đà cho sự ra đời của bé.
Cơ thể của bạn: Vào giai đoạn này tử cung của bạn xù xì, có kích cỡ của một trái bưởi và xương mu của bạn sẽ nổi lên. Bạn sẽ thấy bàng quang của mình bị ép, làm cho bạn phải đi vệ sinh suốt ngày, và lưu lượng máu tăng có thể làm bạn cảm thấy nóng.

Quý thứ hai

Tuần 13-16

Em bé: Với các cơ quan chính được tạo thành, bé bây giờ đang phát triển về kích cỡ và trọng lượng. Bé có thể hút, nuốt và bắt đầu tập thở. Mi mắt và lông mày của bé sẽ xuất hiện, gan và các cơ quan khác của bé tạo ra các dịch. Bé bây giờ nặng 7oz (khoảng 200gr) và khuôn mặt của bé có thể nhận dạng là con người.
Cơ thể của bạn: Hy vọng rằng, bạn sẽ thấy mang thai 'hăng hái' và may mắn. Ở quý đầu tiên, tình trạng buồn nôn của bạn sẽ qua đi và năng lượng của bạn sẽ trở lại. Ham muốn tình dục của bạn có thể đạt mức cao nhất và các hoóc - môn sẽ làm tâm trạng của bạn phấn chấn lên.
Tuy nhiên, nếu bạn là một bà mẹ tương lai không được may mắn, tóc của bạn có thể thưa hay da của bạn trở nên lốm đốm.

Tuần 17-20

Em bé: Trong khoảng thời gian này, bạn có thể chú ý chuyển động của bé. Bạn có thể cảm thấy như bồn chồn trong bụng, hoặc chứng khó tiêu. Nếu bạn uống cà phê hoặc ăn chất ngọt, các chất kích thích trong các thực phẩm này sẽ đi qua nhau và kích thích bé. Lúc này bé đã bắt đầu hình thành dấu vân tay của minh.
Cơ thể của bạn: Bụng của bạn lúc này có kích cỡ của quả dưa và xương chậu của bạn mở rộng để ấn rốn của bạn lồi ra. Kích cỡ bụng lúc này có thể bị căng ra và giữ nước ối nên bạn cảm thấy ăn ngon miệng. Da bụng của bạn được căng ra, nên cũng có thể gây ra ngứa.

Tuần 21-24

Em bé: Bé sẽ bắt có lớp mỡ dưới da để giữ ấm bé khi bé được sinh ra. Bé cân nặng 1lb (~ 500gr) và dài khoảng 10 inch (~ 25cm), là khoảng một nửa chiều dài khi bé ra đời.
Cơ thể của bạn: Bệnh đau lưng, bệnh trĩ, sự chảy mủ âm đạo và mắt cá chân sưng húp - trong giai đoạn này tất cả có thể là "những bệnh cũ", và khi trọng lượng của bé tăng, chúng có lẽ sẽ trở nên cấp tính hơn.

Tuần 25-28

Em bé: Vào giai đoạn này, các bé đẻ non có tỉ lệ sống sót khá cao (khoảng 50%). Bé có ý thức hơn về âm thanh và ánh sáng bên ngoài tử cung. Bé thậm chí có thể đá nếu bạn chiếu ánh sáng lên bụng. Hệ thần kinh của bé đang hoàn thiện, nụ vị giác và răng của bé đang phát triển.
Cơ thể của bạn: Ngực của bạn có thể đang bắt đầu rò ra sữa vàng vàng, được gọi là sữa non. Đừng vắt sữa vì điều này sẽ kích thích sản xuất thêm. Giai đoạn này là đặc biệt đối với nhiều ông bố bà mẹ tương lai, vì tin chắc về việc sắp ra đời của bé và họ bắt đầu mua mọi thứ cho bé.

Quý thứ ba

Tuần 29-32

Em bé: Lúc này bé có một lớp mỡ dày và đang phát triển mạnh hệ miễn dịch. Nhau chia đều kháng thể của bạn với bé và điều này tiếp diễn khi bạn cho bé sơ sinh bú.
Cơ thể của bạn: Bạn sẽ cảm thấy nhiều chuyển động khi bé đạp trong bụng. Thông thường chân của bạn phồng lên, nhưng nếu tay hoặc khuôn mặt của bạn cũng bị phồng, hãy gọi nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn vì có thể đó là một dấu hiệu của bệnh tiền sản giật, một căn bệnh tiềm tàng nguy hiểm.

Tuần 33-36

Em bé: Đầu của bé đã di chuyển xuống xương chậu của bạn và sẵn sàng để chào đời (nếu đó là lần đầu tiên bạn mang thai). Bé cân nặng 5lb và mắt của bé màu xanh. Nếu bây giờ sinh, bé sẽ có cơ hội sống sót nhiều hơn, mặc dù bé phải cố gắng để thở.
Cơ thể của bạn: Bạn có thể khó thở do bé ép phổi của bạn. Bạn có thể khệ nệ với ‘dáng đi hai hàng' quen thuộc khi bụng của bạn lớn lên và nhận thấy không thoải mái vào ban đêm.

Tuần 37-40

Em bé: Bé có thể nghe, nếm, cảm nhận và ngửi. Ngày sanh của bạn chỉ là dự trù, nên có thể chậm hơn hai tuần. Phổi của bé đã sẵn sàng và thính giác rất nhạy, nhưng thị lực của bé tiếp tục phát triển sau khi ra đời.
Cơ thể của bạn: Bạn có thể cảm thấy những cơn co thắt theo dạng Braxton Hicks (bài thực hành) và cổ tử cung của bạn sẽ bắt đầu mềm và mỏng đi (được gọi là giai đoạn chín mùi) lúc gần tới ngày bạn sanh. Khi nước nhầy bịt kín cổ tử cung đang giãn ra, bạn có thể thấy đốm máu ('nước đầu ối') - hiện tượng này thường là dấu hiệu sắp chuyển dạ.

Thanh Tuyền mamnon.com
Theo Pregnancy & birth, Sep. 2008

 

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thư gởi Tessa/ Tâm sự của những người mẹ (5/6)
 Nữ hộ sinh tư vấn (5/6)
 “Tôi đã sinh con trong xe cứu thương” (4/6)
 Những ông bố mê con gái (4/6)
 Mối nguy khi bà bầu thích nằm nhiều (2/6)
 Nguyên nhân gây ra máu (2/6)
 Bổ sung vitamin D: Nếu tắm nắng không ăn thua… (1/6)
 Nguy cơ khi bà bầu có tim đập nhanh (1/6)
 Khuyến nghị mới nhất về tăng cân khi mang thai (30/5)
 Một người mẹ tồi có thể lại là... tốt (28/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i