Sức khoẻ
   Trẻ thiếu magiê có thể bị co giật và hôn mê
 
Trẻ em bị bệnh có nguy cơ bị hạ magiê trong máu. Tình trạng này nếu nặng có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ, thậm chí co giật, hạ đường huyết và hôn mê. Magiê (Mg) là một chất khoáng có nhiều trong cơ thể. Mg giữ nhiều vai trò về các chức năng phản ứng enzyme như xúc tác, cấu trúc, điều hòa trong cơ thể. Nó cần thiết cho sự chuyển hóa của canxi, vitamin C, phốt pho, natri, kali và các vitamin nhóm B (B1, B2, B6), đồng thời là ion quan trọng cấu tạo nên tế bào. Hơn 60% lượng Mg có trong cơ thể tham gia vào việc chuyển hoá canxi, góp phần giữ cho xương, răng khỏe mạnh. Hằng ngày, cơ thể cần khá nhiều Mg để biến đổi đường trong máu thành năng lượng, đốt cháy các chất béo, qua đó chuyển chất béo thành năng lượng giúp cơ thể hoạt động. Mg đóng vai trò quan trọng trong kết cấu và chức năng bình thường của tim, giúp tim ổn định hoạt động điện, phòng chống loạn nhịp tim. Trên hệ tiêu hoá, Mg giúp dễ tiêu các thức ăn, tránh táo bón. Nó giữ cân bằng hệ thần kinh nên có tác dụng an thần tự nhiên. Mg còn là chất duy trì tính hưng phấn của thần kinh cơ bắp, giúp cơ thể chống lại sự suy nhược, mệt mỏi. Do vậy, trẻ thiếu Mg sẽ bị ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển và cuộc sốn. Trong y văn thế giới, tần suất hạ Mg máu trong cộng đồng khá cao: 11- 47%. Một nghiên cứu thực hiện tại bệnh viện Nhi đồng 1 cho thấy, hạ Mg máu xuất hiện ở trẻ bệnh từ 3 tháng đến 7 tuổi, phổ biến ở nhóm trẻ từ 12 tháng đến 24 tháng tuổi (47%), trẻ trai nhiều hơn trẻ gái. Đánh giá dinh dưỡng cho thấy, gần 50% là trẻ ăn kiêng lúc bệnh, trẻ biếng ăn, có chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi hoặc có kèm theo tình trạng suy dinh dưỡng. Khi cơ thể thiếu Mg, các triệu chứng sớm thường thấy là nôn, buồn nôn, đau bụng không rõ lý do. Đáng chú ý là trẻ dễ bị kích động, cáu kỉnh. Ngoài ra, tình trạng lo âu làm cho trẻ có triệu chứng rối loạn giấc ngủ như trằn trọc, khó ngủ, thức giấc, ngủ ít. Nồng độ Mg trong máu khi giảm nặng sẽ có triệu chứng yếu liệt cơ, co giật, tăng kích thích, thậm chí dẫn đến hạ đường huyết, hôn mê. Nguy cơ hạ Mg máu tăng cao ở những trẻ bị bệnh được nuôi dưỡng bằng chế độ ăn có lượng Mg trong thực phẩm tự nhiên quá thấp, trẻ không chịu ăn dặm hoặc ăn không đủ chất trong thời gian dài. Trẻ biếng ăn hoặc bệnh được cha mẹ cho kiêng ăn theo tập quán cũng có nguy cơ hạ Mg máu. Những nguyên nhân khác kể đến là: cơ thể bị rối loạn hấp thu (như mắc bệnh rối loạn dạ dày – ruột, nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch lâu ngày) hoặc cơ thể bài tiết quá mức Mg (do đổ nhiều mồ hôi, dùng thuốc lợi tiểu dài ngày…). Theo tính toán của các nhà khoa học, lượng cung cấp Mg mỗi ngày của trẻ nên ở trong khoảng 40-70mg, từ 10 tuổi trở đi tăng lên 250 mg mỗi ngày. Ngoài ra, cũng có thể tính toán lượng cung cấp Mg theo tỉ lệ 6 mg cho 1 kg trọng lượng cơ thể. Các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý đến vấn đề thiếu vi chất dinh dưỡng ngay từ khi trẻ còn nhỏ, nhằm tăng cường sự phát triển thể lực, khí chất và trí tuệ cũng như phòng chống bệnh tật sau này. Từ thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn dặm (5-6 tháng tuổi), cần cho trẻ ăn chế độ ăn đa dạng, đủ 4 nhóm thực phẩm cần thiết (nhóm bột đường, chất đạm, nhóm chất béo, nhóm rau quả). Cung cấp đủ những thực phẩm chứa Mg trong khẩu phần, hạn chế cho trẻ dùng những loại thuốc không cần thiết có yếu tố gây giảm hấp thu Mg như canxi. Nguy cơ tiềm năng hạ Mg lúc bệnh có thể xảy ra, nên cha mẹ cần lưu ý để dinh dưỡng tốt cho trẻ lúc bệnh. Duy trì chế độ ăn bình thường lúc trẻ bệnh vừa để đảm bảo nhu cầu bình thường và tăng sức đề kháng chống bệnh tật. Mg có trong các thức ăn từ thực vật, như rau xanh có chứa nhiều chất diệp lục... Ngoài ra trong lúa mì, đậu các loại, quả cứng các loại, thịt, hải sản… cũng là nguồn Mg rất tốt. Các sản phẩm từ sữa bò, sôcôla cũng có hàm lượng Mg vừa phải. Thực phẩm công nghiệp thường rất nghèo Mg. Khi theo thức ăn vào cơ thể, thường chỉ 30-40% lượng Mg được hấp thu. Vitamin D3 là chất có tác dụng giúp cơ thể tăng hấp thu Mg. Ngoài ra nếu trong bữa ăn, lượng canxi được thu nhập vào cao thì mức hấp thu Mg lại giảm. Trong dân gian còn tồn tại một số tập quán sai lầm trong việc nuôi ăn trẻ, chẳng hạn cho rằng các loại rau củ có màu đỏ bổ dưỡng hơn vì tác dụng bổ não trong khi các loại rau màu xanh dễ làm trẻ lạnh bụng. Khi trẻ bệnh, người mẹ thay vì cố gắng duy trì dinh dưỡng cho trẻ thì lại cho trẻ kiêng ăn hoàn toàn hoặc kiêng những chất bổ dưỡng như rau xanh, thịt cá. Đối với trẻ biếng ăn, thay vì động viên, khuyến khích trẻ ăn thì lại chỉ cho uống sữa, ăn các thức ăn công nghiệp. Hậu quả là họ làm mất đi giai đoạn phát triển vị giác của trẻ ở tuổi từ 4 tháng đến 6 tháng tuổi, giai đoạn tập ăn thức ăn lợn cợn ở những tháng tiếp theo và sau một thời gian dài trẻ bị thiếu chất khoáng do ăn dặm không hợp lý. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chữa mẩn ngứa cho trẻ bằng Đông y (4/10)
 Mẹ ốm có nên cho con bú? (3/10)
 Bảo vệ tim từ lúc 2 tuổi (30/9)
 Làm gì khi trẻ lên cơn co giật? (29/9)
 Chăm sóc răng cho trẻ (28/9)
 Uống nước đóng chai dễ bị sâu răng (27/9)
 Nên trị tật nói lắp trước tuổi đi học (26/9)
 TV, game làm tăng nguy cơ động kinh ở trẻ em (24/9)
 Bảo vệ đôi mắt cho trẻ (23/9)
 Xử trí tiêu chảy cấp ở trẻ em (23/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i