Mang thai và sinh đẻ
   Những câu hỏi dành cho các bà mẹ trẻ_ phần 3
 

Những câu hỏi dành cho bà mẹ trẻ_ phần 3

21. Rốn của con tôi có mùi hôi và chảy mủ. Vậy cần phải làm gì?

Cần phải cho trẻ đến bác si nhi khoa khám, chắc rốn của con bạn đã bị viêm nhiễm.
22. Mọi người nói rằng con tôi bị thoát vị rốn. Liệu cháu có phải mổ rốn không?

Trước hết, cần phải hiểu rằng, thoát vị rốn khác với các dạng thoát vị khác ở chỗ nó không có túi thoát vị (nơi mà các cơ quan nội tạng có thể chui vào đó). Thực chất, thoát vị rốn là có vòng rốn trong thành khoang bụng, một hiện tượng xuất hiện khi các thành trong khoang bụng không dính sát được vào với nhau. Khi đứa trẻ cố sức hoặc kêu khóc, áp suất trong khoang bụng tăng lên, làm cho rốn bị phồng. Mới nhìn, có thể có cảm giác trẻ bị đau đớn, mặc dù thực ra trẻ không bị đau đớn gì cả.
Việc có cần phải mổ rốn của trẻ hay không phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nếu như đường kính của lỗ thoát vị rốn không lớn hơn 1,5-2 cm thì chúng sẽ tự liền lại. Thường lỗ thoát vị rốn sẽ liền lại trong khoảng từ 12 đến 24 tháng. Để đẩy nhanh quá tình liền lại của lỗ thoát vị, hằng ngày nên làm các động tác mát xa nhẹ thành bụng của trẻ và đặt nằm sấp.
Tới 18 tháng tuổi mà lỗ thoát vị rốn vẫn không liền lại cũng không cần phải mổ rốn trẻ. Nhưng nếu lỗ rốn quá to thì cách tốt nhất là đưa trẻ tới bác sĩ khâu lỗ rốn lại và cắt bỏ các phần da thừa của rốn.


23. Con tôi bị thoát vị rốn. Khi nó khóc, lỗ thoát vị mờ rộng, phồng lên. Điều đó có bình thường hay không?
Chứng thoát vị rốn rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ đẻ thiếu tháng. Mọi hành động (kêu, khóc, ho, cố sức) đều làm cho áp suất trong khoang bụng tăng lên, làm phồng lỗ thoát vị. Thoát vị rốn thường không làm cho trẻ bị đau đớn. Vì vậy, việc băng lỗ thoát vị lại cũng chẳng giúp ích gì, chỉ làm cho làn da còn rất mỏng của trẻ dễ bị tổn thương mà thôi. Thường thì lỗ thoát vị rốn liền lại khi trẻ được 2 tuổi. Nếu đến 5 tuổi mà lỗ thoát vị vẫn chưa liền lại thì phải cần có sự can thiệp về mặt phẫu thuật.


24. Có người khuyên tôi nên đặt một đồng xu vào lỗ thoát vị ở rốn. Liệu có nên làm như vậy không?
Không nên, vì đa số các lỗ thoát vị rốn sẽ tự liền lại khi trẻ được 1-2 tuổi. Việc bạn để đồng xu lên rốn trẻ có thể sẽ gây tổn thương hoặc làm cho rốn của trẻ bị nhiễm trùng. Điều đó sẽ rất nguy hiểm.


25. Lỗ thoát vị ở rốn của con tôi thường xuyên phồng lên, trước đây chỗ này chỉ phồng lên khi cháu kêu khóc. Nguyên nhân là do đâu?
Theo các triệu chứng kể trên thì con của bạn đã bị mắc bệnh còi xương. Điều đó làm cho thành ở cơ bụng bị yếu đi và hiện tượng đầy hơi trong ruột xuất hiện, có nghĩa là lỗ thoát vị ở rốn sẽ hay phồng lên hơn.


26. Cần phải chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh như thế nào?

Sau khi đón trẻ từ nhà hộ sinh về, cần chăm sóc trẻ theo trình tự sau: Rửa sạch tay bằng xà phòng, sau đó lấy một que diêm bẻ đầu, quấn bông vào rồi tẩm dung dịch thuốc tím 5%, bôi vào thẳng vào giữa vết cắt rốn (chứ không phải xung quanh rốn). Nếu vết cắt rốn rộng và có mùi hôi thì không nên tắm cho trẻ.
Hằng ngày, cần chăm sóc rốn của trẻ. Các băng dùng băng rốn cho trẻ cần phải giặt qua nước sôi và được là kỹ.


27. Khi đẻ, con tôi bị dây rốn quấn quanh cổ. Làm thế nào để biết điều đó có ảnh hưởng tới não của cháu hay không?
Hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ thường không gây tổn thương gì cho não của trẻ cả vì các bà đỡ sẽ phát hiện ra ngay và sẽ có cách giúp đỡ. Nếu dây rốn quấn quanh cổ quá chặt, trẻ có thể bị thiếu ôxy. Nên cho trẻ đi khám bác sĩ thần kinh nếu sau khi sinh thấy có các biểu hiện: hay lo lắng, ngủ không yên giấc, hoặc bị co giật ở dưới cằm, run tay, run chân. Cần kể cho bác sĩ về các triệu chứng hoặc những thay đổi trong tính cách của trẻ.


28. Con tôi khi đẻ ra cân nặng tới 5 kg. Người ta nói rằng đó là do tôi quá béo. Liệu điều đó có đúng không?
Đúng là như vậy. Ngày nay, người ta đã chứng minh được rằng những phụ nữ mắc bệnh béo phì hay bệnh tiểu đường thường sinh ra những đứa trẻ có trọng lượng cơ thể cao gấp 2 lần so với những trẻ bình thường. Điều này cũng có thể đúng với những phụ nữ béo ra quá nhiều trong thời kỳ mang thai. Việc theo dõi các trường hợp như trên cần phải được tiến hành ở nhà hộ sinh, dưới sự giám sát của các bác sĩ nội tiết.


29. Một bên mắt của con tôi bị chảy nước rất nhiều. Liệu có phải lo ngại về chuyện đó không?
Con bạn đã bị viêm, nhiễm trùng mắt hoặc bệnh kết mạc. Một nguyên nhân khác làm cho nước mắt chảy là tuyến dẫn lệ bị tắc do viêm nhiễm. Cần phải đưa trẻ tới bác sĩ mắt để khám.


30. Nên ngoáy tai cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Cần phải hết sức thận trọng khi chăm sóc tai cho trẻ sơ sinh, tốt nhất chỉ nên dùng bông ướt để lau vành trong và vành ngoài của tai trẻ. Chưa nên ngoáy sâu vào tai trong của trẻ.
(Sưu tầm)

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những câu hỏi dành cho các bà mẹ trẻ_ phần 2 (11/5)
 Những câu hỏi dành cho các bà mẹ trẻ - Trẻ sơ sinh (11/5)
 Khắc phục nám da khi mang bầu (8/5)
 Dấu hiệu cảnh báo quá trình chuyển dạ (7/5)
 Những hóa chất làm đẹp nên tránh khi 'bầu bí' (6/5)
 Kiểm soát stress khi mang bầu (4/5)
 4 hỏi đáp về sức khỏe của bà bầu (4/5)
 Các lớp tiền sản tại TPHCM (29/4)
 Mất cân bằng giới tính đã trở thành vấn đề" nóng" hay chưa? (28/4)
 Khắc phục tác dụng phụ của thuốc tránh thai (27/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i