Trong vòng 1 năm sau khi sinh ra, có thể nói những trẻ được bú mẹ có sức đề kháng tốt hơn.
Nhưng nếu bạn không cẩn thận, chăm sóc không đúng cách, nguy cơ xuất hiện bệnh tật ở trẻ là rất cao. Cho nên, các bậc cha mẹ cần chú ý nhiều hơn đến việc bổ sung dinh dưỡng cho bé và những biểu hiện trong sinh hoạt của trẻ...
1. Trẻ bú mẹ, sau khi sinh khoảng 2-3 tháng là có thể ăn được các loại rau quả xay nhuyễn. 4-5 tháng là có thể ăn thịt cá xay nhuyễn, các thức ăn bổ sung sinh tố C...
2. Khi 6-7 tháng tuổi có thể cho bé ăn một ít thức ăn mềm. 8-9 tháng có thể cho bé ăn rau tươi, thịt, đậu, trứng. 10-12 tháng có thể cho bé ăn cơm, các thức ăn thông thường...
3. Mỗi lần cho trẻ ăn, tốt nhất nên thêm vào một ít rau. Sau khi bé ăn quen, tăng lượng rau lên dần dần, nhưng chú ý đừng quá nhiều so với lượng thức ăn của bé.
4. Giúp bé ăn. Tốt nhất nên cho bé ăn trước khi bú, khi đó da dày của bé còn trống, bé dễ ăn và dễ tiêu hóa.
5. Chú ý tình trạng tiêu hóa của bé. Nếu bé tiêu hóa không tốt thì nên giám lượng thức ăn đó xuống hoặc ngừng cho bé ăn loại thức ăn đó.
6. Trong thời gian bé còn bú, người mẹ cũng phải chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ hơn. Người mẹ có thể ăn nhiều hơn một chút các loại rau, đậu, thịt...
7. Người mẹ phải thường xuyên chú ý giữ gìn vệ sinh đầu vú, thường xuyên kỳ rửa, thay áo.
8. Thông thường khoảng 3-4 tiếng cho bé bú một lần, mỗi lần khoảng 20 phút. Thời gian cho bé bú cũng có thể kéo dài hơn một chút, nhưng cũng không quá 30 phút.
9. Sau khi cho bé bú, vỗ nhè nhẹ vào lưng bé để hơi từ dạ dày bé thoát ra ngoài.
10. Vào ban ngày, giữa 2 lần cho bé bú, nên cho bé uống 1 lần nước, nhưng không nên cho uống quá nhiều.
11. Sau khi bé được 3 tháng, nên tập cho bé ăn một số thức ăn để chuẩn bị cho sau này khi bé ngừng bú. Khi bé tròn 1 tuổi thì nên dứt sữa, tốt nhất là thời gian dứt sữa của bé không kéo dài quá 1 tuổi rưỡi. Nếu bé thôi bú trễ, sữa mẹ sẽ không còn đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, trẻ dễ bị thiếu dinh dưỡng.
Theo Web Trẻ Thơ