Sức khoẻ
   Táo bón vì... đi nhà trẻ
 

các bác sĩ, thói quen nhịn đi đại tiện ở lớp là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị táo bón.

"Nhịn" vì... sợ cô
Liên tục thời gian gần đây, nhiều bà mẹ gọi điện đến đường dây nóng Báo GĐ&XH phàn nàn việc con họ bị táo bón từ khi đi nhà trẻ. Tại khoa Nhi, BV Xanh- pôn cũng có rất nhiều trẻ trong lứa tuổi mẫu giáo đến khám vì thường xuyên bị táo bón.

Chị Hoàng Thị Lan, ở phường Đồng Tiến, TP Hoà Bình cho biết, con gái chị 4 tuổi, đang học ở một nhà trẻ của địa phương, khoảng vài tháng trở lại đây, bé thường xuyên kêu đau, thậm chí khóc ầm ĩ trong nhà vệ sinh vì bị táo bón. Sau nhiều ngày tìm hiểu, chị Lan mới biết được nguyên nhân của tình trạng trên là do bé thường xuyên nhịn đi đại tiện ở nhà trẻ vì sợ cô giáo. "Con thấy cô quát to khi bạn Việt Thắng ị ra quần, nên con sợ không dám gọi cô"- con gái chị Lan kể với mẹ. Chị Trần Thị Hường, nhà ở quận Thanh Xuân, Hà Nội gọi điện đến toà soạn kể: Gần Tết Nguyên đán Kỷ Sửu, con trai chị đi đại tiện ở nhà trẻ và bị cô giáo rửa bằng nước lạnh khiến cháu sợ. Từ đó, thằng bé "nhịn" luôn, không dám gọi cô giáo mỗi khi có nhu cầu.


Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ là cách phòng chống táo bón cho trẻ. (Ảnh: Chí Cường)

Cũng trong tình trạng sợ cô giáo không dám đi đại tiện, con gái chị Nguyễn Thuý Hà, ở Hà Đông, Hà Nội đã lâm vào tình thế rất khó tự đi đại tiện do đã quen với việc thụt hậu môn. Chị Hà cho biết, trước đây, mỗi lần thấy con khóc vì "rặn" mãi không ra, chị ra cửa hàng thuốc mua thuốc về thụt hậu môn. Tuy nhiên, do lạm dụng quá nhiều nên hiện nay con gái chị rất khó tự mình "giải quyết".

Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) vừa phải mổ cấp cứu cho một trẻ em ở quận 3, bị tắc ruột vì u phân. Trong khi mổ, các bác sĩ phẫu thuật đã tìm thấy hai khối phân rất to và cứng ở ruột già và chiếm toàn bộ lòng ruột. Lý do là phân không được tống ra ngoài do động tác "đi cầu", nên ứ lại trong ruột. Thời gian ứ trong ruột càng lâu, phân càng cứng do nước trong phân bị tái hấp thu qua thành ruột.

Tạo thói quen "ngồi bô" đúng giờ
Theo BS Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), táo bón có thể gây những biến chứng nguy hiểm như: Viêm ruột, thủng ruột. Khi bị táo, phân của trẻ rất to, cứng, khiến trẻ rất đau khi đại tiện. Loại trừ nguyên nhân bệnh lý (ruột già quá to, hẹp hậu môn, rối loạn vận động ruột do bất thường thần kinh, bệnh nội tiết chuyển hoá...) thì yếu tố khiến trẻ bị táo bón do chức năng là: Chế độ ăn uống thiếu chất xơ, do trẻ uống không đủ nước, trẻ tự nín đại tiện do ham chơi, do chỗ lạ. Việc đổi chỗ ở, chuyển trường, chuyển lớp cũng khiến trẻ dễ bị táo bón.

Khi trẻ đại tiện ít hơn 3 lần trong một tuần có thể coi là bị táo bón. Trung bình, trẻ dưới 3 tháng tuổi đại tiện 3 lần/ngày; nhưng có thể đi hơn 10 lần/ngày hoặc ngược lại hơn một tuần mới đại tiện một lần nhưng vẫn không gọi là táo nếu phân vẫn mềm và trẻ vẫn bú, ngủ tốt. Trẻ 3 tuổi trở lên thường đại tiện 1 lần/ngày.
(BS Hoàng Lê Phúc -Trưởng khoa Tiêu hoá-BV Nhi đồng 1)

Ths.BS dinh dưỡng Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cũng cho rằng, thói quen nhịn đi đại tiện ở lứa tuổi mẫu giáo cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Theo BS Hải, khi trẻ bị táo bón, cha mẹ cần phải bổ sung ngay thức ăn có nhiều chất xơ như: Các loại rau xanh, đặc biệt là các loại rau có tính nhuận tràng như: Khoai lang, rau mồng tơi, rau dền... Ngoài ra, nên cho trẻ ăn thêm khoai lang, khoai sọ, khoai tây và ăn nhiều loại hoa quả chín có nhiều nước: Đu đủ, cam, bưởi...

Về thói quen cho trẻ ăn hoa quả thay rau xanh, BS Hải cho là bất hợp lý vì hàm lượng vitamin, khoáng chất trong rau cao hơn trái cây. Ngoài ra, các chất xơ trong rau còn có tác dụng chống táo bón ở trẻ em.

Để tránh cho trẻ bị táo bón, theo các bác sĩ, cha mẹ nên tập thói quen cho trẻ "ngồi bô" vào một giờ nhất định để hình thành phản xạ đi cầu đều đặn. Những trẻ táo bón sau khi đi nhà trẻ càng phải hình thành thói quen "ngồi bô" tại nhà mỗi ngày, tránh trường hợp đến trường, vì một lý do nào đó, trẻ lại chủ động nín giữ phân. Tư thế "ngồi bô" hợp lý nhất là cho trẻ ngồi tì mông lên bô (hoặc bồn cầu), hai chân chạm đất để giảm áp lực đặt lên tầng sinh môn khi trẻ rặn, tránh nứt hậu môn.

Theo Giadinh.net

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giúp chống dị ứng đậu phộng ở trẻ (10/4)
 Dạy bé rửa tay trước khi ăn (9/4)
 Trẻ miễn dịch yếu - nguy hiểm hơn bạn tưởng (9/4)
 Chứng ADHD - tăng động giàm chú ý ở bé (9/4)
 An toàn cho bé 11 tháng tuổi khi đi chơi bên ngoài (8/4)
 Khi trẻ hiếu động (8/4)
 Đồ ăn nhanh: Hung thần núp bóng thiên thần (8/4)
 Ba nguyên nhân khiến da bé xanh xao (7/4)
 Trẻ dễ mắc bệnh trĩ vì ngồi bô (7/4)
 Sữa chua với sức khỏe trẻ em (7/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i