Giai đoạn từ 12 đến 18 tháng tuổi: Bé có từ 8-14 rǎng, vì vậy cháo đặc và sữa là thức ǎn chính phù hợp nhất với bé.
Mỗi ngày bé có thể ǎn 3 chén cháo đặc và uống 500-600 ml sữa là đủ để tǎng trưởng tốt, tuy nhiên có một số bé ǎn ít hơn, nhưng vẫn tǎng cân đủ thì các bà mẹ không cần phải ép thêm. Mỗi chén cháo đặc của bé cần có đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau) với số lượng như sau:
- Gạo: 30g (nếu bé chưa quen với lượng gạo này các bà mẹ có thể tǎng dần lượng gạo để bé dễ chấp nhận).
- Thịt, cá, tép, cua, lươn,...: 30g nạc (bǎm nhuyễn).
- Rau xanh, củ,...: 30g (chỉ lấy phần mềm và xắt nhuyễn).
- Dầu nành hoặc dầu mè (cho vào chén cháo nóng): 10g (tương đương 2 muỗng cà phê).
Một số bé vẫn còn ǎn bột cháo xay, điều này làm các bà mẹ lo lắng, và lúng túng không biết phải làm thế nào, vì mỗi lần tập ǎn cháo gạo tấm bé lại ói, mẹ sốt ruột lại cho con ǎn trở lại bột. Có một cách tập giúp bé đỡ ói: Ban đầu mẹ vẫn xay nhuyễn 2 3/4 chén cháo, 1/4 chén còn lại đem tán bằng tay rồi trộn phần cháo tán bằng tay vào cháo xay nhuyễn thật đều, cho bé ǎn từ 7-10 ngày, sau đó tǎng dần phần cháo tán bằng tay và giảm dần phần cháo xay nhuyễn, cho đến khi bé ǎn được cháo hột.
Sữa chỉ nên pha bằng nước ấm, không nên pha bằng nước rau, nước cháo hay nước hầm xương sẽ dẫn đến tình trạng biếng ǎn. Nếu bé không thích uống sữa, mẹ có thể cho bé ǎn thêm các chế phẩm từ sữa như sữa chua, bánh Flan,... không nên đè đổ hoặc rǎn đe dẫn đến tâm trạng sợ hãi của bé khi nhìn thấy ly sữa.
Bé 12-18 tháng đã có thể ǎn một số thức ǎn khác như: trái cây, tàu hủ - nước đường, bánh,... càng đa dạng càng tốt, nhưng tất cả những thức ǎn này nên cho ǎn sau các bữa ǎn chính, để không chiếm nhiều thời gian.
Giai đoạn từ 18-24 tháng: Bé đã có rǎng nhai nên có thể ǎn cơm tán, cơm nát hoặc cơm nguyên bột. Chế độ ǎn trong ngày của bé sắp xếp như sau:
Sáng (7giờ): Cháo hoặc phở/mì/... (thêm vào 10g dầu nành hoặc dầu mè tinh luyện =2 muỗng cà phê).
Sáng (9giờ): 200-250ml sữa hoặc Yo-most/sữa chua/chuối/sữa đậu nành.
Trưa (11 giờ 30 - 12giờ): Cơm (2/3 - 1 chén).
Thức ǎn mặn (thịt kho, cá kho, trứng chiên,...)
Canh rau, củ (2/3 - 1 chén)
Dầu nành hoặc dầu mè tinh luyện: 10g (có thể cho trực tiếp vào chén canh nóng hoặc vào thức ǎn mặn của riêng bé hoặc vào cơm hoặc ǎn dưới dạng mỡ hành).
Xế chiều (3giờ): 200-250ml sữa hoặc sữa chua/chè/miến//tàu hủ đường,...
Chiều (6giờ): ǎn tương tự như bữa trưa lúc 12g.
Tối (9giờ): 200-250ml sữa kèm ǎn bánh hoặc ǎn cháo/mì/phở/hủ tiếu...
Trái cây ǎn tráng miệng sau các bữa ǎn chính.
Nếu bé ǎn cơm chưa được nhiều, mẹ nên nấu thêm một ít cháo để đút thêm cho bé sau bữa cơm, tránh tình trạng sụt cân trong giai đoạn chuyển tiếp chế độ ǎn.
Một số bé không thích ǎn cơm, mẹ vẫn có thể duy trì chế độ ǎn cháo, nhưng khi đến bữa ǎn của người lớn ba mẹ cho bé cùng lên bàn ǎn, cho một ít cơm vào chén cho bé ǎn chơi, vừa để bé tập làm quen với cơm, vừa để bé quen với không khí bữa ǎn của gia đình.
Khi bé bệnh, bé sẽ không ǎn được nhiều như lúc bình thường, mẹ đừng quá lo lắng và cǎng thẳng, hãy cho bé ǎn thành nhiều bữa nhỏ để tránh cho bé khỏi bị ói, thức ǎn lỏng hơn ngày thường nhưng vẫn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm. Sau khi hết bệnh, mẹ tǎng cường cho bé ǎn trong 2-4 tuần để bé không bị sụt cân hoặc đứng cân.
Theo chametainang