Mang thai và sinh đẻ
   Những trường hợp cần sinh mổ
 

Ngôi thai không thuận; người mẹ có khung chậu hẹp (hoặc bị lệch)... đều có nguy cơ sinh mổ cao.

Ngoài ra, nhóm thai phụ sau cũng dễ phải đối mặt với nguy cơ sinh mổ:

- Nhau thai trục trặc như nhau thai quá thấp hoặc quấn quanh cổ tử cung.

- Người mẹ mắc chứng bệnh về âm đạo (hoặc dị dạng vùng âm đạo), bệnh truyền nhiễm... Nếu sinh thường, chứng bệnh này sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

- Người mẹ mang đa thai.

- Người mẹ có tiền sử sinh mổ hoặc phẫu thuật vùng dạ con.

- Bé mắc dị tật bẩm sinh.

Những trường hợp sinh mổ cấp thiết bao gồm:

Lưu ý: Lý do để sinh mổ có thể khác nhau tùy từng thai phụ. Ngoại trừ chỉ định sinh mổ từ bác sĩ, nếu không bạn vẫn nên chọn cách sinh tự nhiên.
- Cơn đau đẻ chấm dứt giữa chừng.

- Nhau thai rời khỏi thành tử cung quá sớm.

- Khuỷu tay của bé bị mắc kẹt.

- Bé bị ngạt oxy vì dây rốn.

- Đầu (hoặc toàn thân) bé quá to nên không thể sinh thường.

- Thai suy trong bụng mẹ; nước ối ít...

Thông tin thêm về sinh mổ

- Theo thống kê, người mẹ sinh mổ có nguy cơ nhiễm trùng, đau bụng cao hơn bình thường. Người mẹ thường phải nằm viện trong vòng một tuần để bác sĩ kiểm tra, tiêm kháng sinh, thuốc giảm đau để tránh nhiễm trùng.

- Thời gian cho lần sinh mổ đầu tiên có thể kéo dài khoảng nửa giờ đồng hồ. Tuy nhiên, với lần sinh mổ thứ hai, người mẹ có thể mất hàng tiếng đồng hồ.

- Nếu lần đầu sinh mổ, người mẹ vẫn có khả năng sinh thường trong lần thứ hai.

- Bạn không nên mang thai trong vòng 1 năm sau sinh mổ. Bởi vì, vết mổ cũ có nhiều nguy cơ bị tổn thương do sự phát triển của bào thai mới.

- Sinh mổ có thể giúp người mẹ tránh được vết rách tầng sinh môn nhưng vùng xương chậu vẫn chịu tác động của trọng lượng thai nhi. Do đó, người mẹ nên duy trì chế độ luyện tập hợp lý sau sinh.

Những nguy cơ của sinh mổ:

- Người mẹ có thể bị tắc ruột, dính ruột, ít sữa.

- Do những sai sót trong quá trình gây tê (gây mê) hoặc do tay nghề kém của bác sĩ, vết mổ có thể bị rách thêm, nhiễm trùng (băng huyết nặng).

- Trong lần sinh sau, người mẹ có nguy cơ vỡ tử cung do rách vết mổ cũ. Trường hợp này sẽ để lại biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé nếu không được cấp cứu kịp thời.

- Bé sinh mổ có nguy cơ về hô hấp, bại não hoặc phải đối mặt với những chấn thương trong quá trình sinh nở...

Theo Mevabe

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cách khắc phục hoa mắt chóng mặt khi mang thai (23/2)
 6 thắc mắc khi mang song thai (23/2)
 4 nguyên nhân dễ gây chuyển dạ sớm (20/2)
 Những thay đổi thú vị khi bạn có bầu (20/2)
 Bà bầu ho gà (19/2)
 Dưa hấu giúp thai kỳ được dễ chịu (18/2)
 Trầm cảm ở bà bầu (18/2)
 Phục hồi sức khỏe sau khi phá thai... (17/2)
 Mang đa thai - Niềm vui gấp bội (16/2)
 Một số thức ăn không tốt cho bà bầu (14/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i