Giáo dục trẻ
   Điện thoại-mẹ và bé
 

Điện thoại không chỉ giúp bé học và ghi nhớ số đếm hiệu quả mà còn giúp bé tăng cường vốn từ và kỹ năng giao tiếp.

Dạy bé qua điện thoại đồ chơi

Điện thoại hoặc những món đồ chơi có bàn phím là phương pháp thực hành đôi tay khéo léo cho bé ngay từ thủa chập chững biết đi. Ở độ tuổi này, bé cũng hình thành nhận thức cơ bản về chức năng của điện thoại. Nhiều bé thích dùng tay bấm bàn số có phát ra tiếng nhạc và ghé mặt vào tai nghe, nói "alo" như người lớn.

Bạn nên tranh thủ trò chuyện với bé qua điện thoại đồ chơi để bé nhanh biết nói và phát âm chuẩn hơn.

Nhận diện con số

Giai đoạn bé đủ khả năng đếm số từ 1 đến 10 cũng là lúc bạn bắt đầu dạy bé cách ghi nhớ dãy số điện thoại cần thiết như số máy của gia đình; số máy bàn bên ông bà nội, ngoại. Bạn nên trao đổi rõ ràng với bé sự cần thiết khi nhớ số điện thoại: chẳng hạn, khi bé bị lạc, bé bị đau, bị ngã mà không có ai bên cạnh, khi bé phải ở nhà một mình... bé có thể quay số để trò chuyện với ông bà, người thân.

Một số bé thuộc dãy số rất nhanh trong khi một số bé khác thường khó khăn hơn. Khi ấy, bạn có thể bày mẹo nhỏ ghi nhớ số điện thoại cho bé bằng cách: Bạn tự tạo một danh bạ điện thoại đi kèm với những bức ảnh về gia đình, ông bà, bạn bè hoặc những người thân khác của bé. Mỗi lần bạn chỉ vào bức ảnh, bé sẽ tự ôn lại bài học thuộc số điện thoại. Nhiều lần như vậy bé sẽ ghi nhớ số điện thoại cần thiết dễ dàng.

Với bé đã bước vào bậc tiểu học, bạn cũng có thể làm cách tương tự như trên; tuy nhiên, bạn có thể kèm theo cả số di động của những người thân vì bé ở giai đoạn này có khả năng đọc số chính xác. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo những trò toán học đơn giản bằng cách sử dụng các con số trong một số điện thoại bất kỳ và hướng dẫn bé cộng, trừ.

Dạy bé phép lịch sự khi sử dụng điện thoại

Khi bé đã thành thạo trong việc quay số và thiết lập dần thói quen gọi điện thoại, bạn nên đề ra những nguyên tắc cụ thể cho bé. Đầu tiên, nếu bé muốn gọi điện cho ông bà, bé phải xin phép bố mẹ. Sau đó, bạn nên giới hạn thời gian cho từng cuộc điện thoại với bé. Nhấn mạnh đến tinh thần tiết kiệm để bé không hoang phí khi "buôn chuyện" điện thoại sau này.

Tăng cường giao tiếp với bé qua điện thoại

Bạn có thể tranh thủ giờ nghỉ trưa ở cơ quan để hỏi han bé những công việc diễn ra hàng ngày. Nếu thường xuyên vắng nhà, bạn cũng nên tạo cơ hội trò chuyện với bé qua điện thoại. Những mẩu hội thoại đơn giản để nhắc nhở như bé phải đi ngủ đúng giờ, bé được phép ăn bao nhiêu bánh buổi tối... cũng có tác dụng củng cố những nguyên tắc bạn đã đề ra với bé trước đó.

Theo Mevabe

 

 

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những câu nói thường ngày bạn không nên nói với bé (6/2)
 Để mẹ và bé gần gũi nhau hơn (6/2)
 Khuyến khích bé đặt câu hỏi (5/2)
 Vì sao các ông bố ít tham gia chăm sóc, giáo dục con? (5/2)
 Cá tính con bạn là gì? (4/2)
 Phân biệt nuông chiều và khuyến khích bé (3/2)
 Khi trẻ có dấu hiệu ích kỷ (21/1)
 Dạy bé lịch sự trong ngày Tết (20/1)
 Lì xì cho con trẻ - chuyện nhỏ mà không nhỏ (19/1)
 Văn hoá dạy con bên bàn ăn của người Anh (17/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i