Tâm lý
   Bé thiếu tự tin nếu quá bám mẹ
 

Khoảng 2-3 tuổi, bé thường bám chặt mẹ khi có người lạ hoặc ở trước đám đông. Ở nhà, bé cũng chỉ muốn được mẹ chăm sóc chứ không phải là bố hoặc những thành viên khác trong gia đình.

Đây là đặc điểm tự nhiên của các bé. Vì bé thấy được cảm giác an toàn và hạnh phúc khi được bên mẹ mà không phải những người thân khác trong gia đình.


Ảnh: GettyImages.


Khi bám mẹ trở thành rắc rối...
Các nhà tâm lý chứng minh rằng, bé có xu hướng gắn kết tình cảm với người đã chăm nuôi bé trong giai đoạn đầu đời.

Nhóm bé thích bám riết lấy mẹ là vì những người mẹ này đã trở nên thân thuộc với bé từ lúc mới sinh (thường là nhóm bà mẹ ở nhà, nội trợ).

Điều này sẽ khác đi, nếu bà nội hoặc cô giúp việc trông bé khi còn nhỏ, khi ấy, thay vì bám lấy mẹ, bé có xu hướng gần gũi với những người chăm nom bé hơn.

Nếu bé bám lấy mẹ mọi lúc, mọi nơi: Bạn vừa quay vào bếp, bé đã khóc lớn và không chịu ăn; Bạn chào bé đi chợ, bé cũng nặc nằng đòi theo... có thể bé đã quá phụ thuộc vào mẹ. Bé sẽ xuất hiện cảm giác lo lắng, bất an khi không có mẹ bên cạnh. Yếu tố này hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển độc lập của bé.

Càng lớn bé sẽ càng tách ra khỏi sự bao bọc của mẹ. Khi ấy, bé dần phát triển thành một cá thể riêng với suy nghĩ và hành vi của bản thân. Sự dựa dẫm quá lớn vào mẹ sẽ cản trở sự tự tin của bé.

Giúp bé phát triển độc lập
Dù yêu thương bé nhưng bạn không nên ở bên cạnh bé 24/24 giờ mỗi ngày. Trường hợp bạn ở nhà nội trợ, bạn cũng nên tập tách bé. Chẳng hạn, trong lúc bé vui chơi hoặc xem tivi ngoài phòng khách, bạn có thể lau chùi, dọn dẹp phòng bếp bên cạnh.

Bạn không nên giúp những việc bé có khả năng: Nếu bé muốn bạn bóc hộ vỏ bánh, bật hộ tivi, bạn nên đề nghị bé tự làm sau khi đã hướng dẫn cho bé... Những lúc nhờ được người thân trông bé, bạn nên tranh thủ ra ngoài và hứa với bé, bạn sẽ quay về nhà ngay.

Nếu đã đi làm trở lại, thời gian đầu, bạn nên hạn chế việc liên tục gọi điện về nhà thăm hỏi bé. Bạn có thể giao ước với bé ngay từ đầu: "Mẹ đi làm đến chiều tối mới về. Con ở nhà ngoan nhé". Bé sẽ quen dần với việc vắng bạn và thấy thoải mái dù không có bạn ở bên.

Sau khi quay về nhà, bạn nên an ủi bé, hỏi xem bé có nhớ bạn không... Bé sẽ không còn cảm giác tự ái vì cho rằng bị mẹ bỏ rơi. Bạn cũng không nên quá lo lắng khi bé có xu hướng "lạnh nhạt" với mình.

Sự yêu thương có chừng mực từ cha mẹ sẽ giúp bé tự tin phát triển độc lập thay vì thói quen dựa dẫm hoặc ỷ lại.

(Theo mevabe.net)

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bí quyết kích thích trí tuệ của bé tuổi mầm non (16/12)
 Dạy bé lòng biết ơn (15/12)
 Trẻ học giỏi do có trí tưởng tượng tốt (15/12)
 Bé sợ cắt tóc (15/12)
 5 cách giúp trẻ có tinh thần trách nhiệm (11/12)
 Bé gái biết tự ái sớm hơn bé trai (11/12)
 9 cách giúp con bạn thông minh hơn (11/12)
 Xử trí với bé thích 'cầm nhầm' (10/12)
 Cân nhắc khi mua đồ chơi cho con (9/12)
 7 trò chơi phát triển trí thông minh sáng tạo (10/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i