Giáo dục trẻ
   Phải phạt người lớn trước
 

Hình phạt nhẹ là bị mắng chửi, nặng là bị đánh vào cánh tay, bàn tay, vào mông. Ngoài ra còn nhiều loại hình phạt không roi vọt như đứng im ngoài trời, úp mặt vào tường, đuổi ra khỏi lớp, bị phạt quỳ.

 

Những con số đầy xót xa


Tổ chức Plan tại Việt Nam, một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực cứu trợ trẻ em của Phần Lan, đã công bố số liệu nghiên cứu mới nhất về "Trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em tại Việt Nam" được thực hiện bằng cách khảo sát ý kiến 499 trẻ em và 306 người lớn.

Kết quả cho thấy có 94% trẻ tham gia khảo sát cho biết bị phạt thân thể và tinh thần tại nhà; 93% trẻ em cho biết bị phạt ở trường. Một chuyên viên của tổ chức Plan cho hay, hầu hết những người tham gia trả lời đều cho biết các hình phạt mà trẻ phải gánh chịu là hành hạ thể xác trực tiếp hoặc chửi mắng, nhưng đối với các em những hình phạt trên là không có gì... đặc biệt (!).

Bác sĩ Nguyễn Thị An, nghiên cứu viên trung tâm Nghiên cứu gia đình, sức khoẻ và phát triển cộng đồng cho biết: "Theo nghiên cứu của tổ chức Plan thì bạo hành do mẹ và giáo viên thực hiện chiếm tỷ lệ cao nhất".
Kết quả khảo sát của tổ chức Plan được công bố tại hội thảo về chiến dịch phòng chống trừng phạt trẻ em trong trường học, do bộ Lao động thương binh và xã hội tổ chức tại Hà Nội cuối tháng 11.2008. Tại hội thảo này, những vấn đề nhức nhối khác được nhắc đến là ở Việt Nam trong ba năm qua, trẻ em bị bạo lực ở mọi hình thức tăng gấp ba lần thời điểm trước. Trong đó, ở cộng đồng tăng gấp bảy lần, còn trong khu vực trường học lại tăng gấp 13 lần. Tuy nhiên theo đánh giá của các nhà tâm lý học thì con số trên thực tế còn cao hơn rất nhiều.

Phải phạt "người lớn"

Để bao biện cho hành động bạo hành trẻ em, nhiều bậc phụ huynh và các thầy cô giáo đều quan niệm "thương cho roi, cho vọt". Với các bậc cha mẹ lý do thường được đưa ra là do áp lực từ các vấn đề của con như việc con ốm đau, tiền học cho con, nhưng có khi là do stress việc cơ quan, một lý do không liên quan gì đến trẻ. Còn với thầy cô, các giải thích về hình phạt với trẻ là do yêu cầu "nghiêm khắc" và "áp lực" tăng về chất lượng giáo dục. Quan niệm "thương cho roi, cho vọt" của người Việt Nam rất khó thay đổi, một nghiên cứu viên của tổ chức Plan nhận xét như vậy.

Ngoài ra, quan hệ giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau, hay hành vi có vấn đề của học sinh... cũng có thể gây căng thẳng dẫn đến việc bực giận trút lên đầu trẻ. Thạc sĩ tâm lý Đinh Đoàn giải thích: bạo hành với trẻ còn xuất phát từ cách thức đào tạo và tuyển dụng nhà giáo đã không chọn được đúng người yêu trẻ, một lý do khác là tình trạng quá tải ở các lớp học. Giáo viên cũng như phụ huynh thường lúng túng trước tình huống ứng xử sư phạm.

Ông Nguyễn Đình Mậu, phó cục trưởng cục Nhà giáo - bộ Giáo dục và đào tạo cho biết bộ đã tổ chức thanh tra các cơ sở giáo dục ngoài công lập, rà soát số giáo viên ngoài biên chế và kiên quyết chấm dứt hợp đồng với những giáo viên không đạt tiêu chuẩn. Theo ông Mậu, đối với những trường hợp giáo viên bạo hành học sinh thì tất cả đều đã bị đình chỉ công tác". Tuy nhiên, để giải quyết tình trạng bạo hành với trẻ em, lúc này cần những hành động như việc triển khai chiến dịch phòng chống trừng phạt trẻ em.

Ông Nguyễn Trọng An, phó cục trưởng cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em - bộ Lao động thương binh và xã hội, cho biết chiến dịch này đặt mục tiêu đến năm 2011, ít nhất 80% trường học trong dự án duy trì được môi trường học tập thân thiện, phi bạo lực với trẻ em. Để thực hiện được điều này cần triển khai những hoạt động như nâng cao nhận thức cho cha mẹ; đào tạo giáo viên; trang bị cho trẻ em kiến thức về quyền trẻ em - kỹ năng sống.

Ngoài ra còn phải thu hút sự quan tâm của các phương tiện truyền thông; xây dựng mô hình bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng. Hy vọng chiến dịch có hỗ trợ tài chính 1,2 triệu euro của tổ chức Plan sẽ giúp trẻ em Việt Nam ít bị đòn!

Theo mevabe

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Rèn luyện tính kiên trì cho con qua ghi chép (4/12)
 Giúp trẻ từ 3-5 tuổi xem tivi và chơi game đúng cách (3/12)
 Con hư vì bố mẹ mắng mỏ, đánh đập (1/12)
 Dạy bé tôn trọng bố mẹ (29/11)
 Sửa tật nói ngọng cho bé (29/11)
 Dạy trẻ bằng điện thoại (27/11)
 Khuyến khích bé gọn gàng (25/11)
 Dấu hiệu sai lầm khi dạy bé (25/11)
 Dạy bé hay cãi lại thế nào? (22/11)
 Làm gì khi con vòi vĩnh? (21/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i