Tâm lý
   Khi bé thích 'cướp lời'
 

Nhiều bậc cha mẹ rất bực bội vì đang nói thì bị bé cắt lời. Tuy nhiên, các nhà tâm lý cho rằng, hành vi này không phải thái độ vô lễ của bé; đơn giản, nó là phản ánh giai đoạn muốn khẳng định 'cái tôi' của bé trong quá trình phát triển.

Nguyên nhân
- Bộc lộ sự hiểu biết: Bước qua giai đoạn học nói (5-7 tuổi), bé đã am hiểu khá nhiều chuyện xung quanh cuộc sống. Vốn từ vựng và cách diễn đạt ngôn ngữ của bé cũng thành thạo hơn. Vì vậy, thói quen "cướp lời" là khi bé muốn chứng tỏ bản thân mình.


- Bày tỏ điều không hài lòng: Lúc còn nhỏ, bé thường có thái độ khóc lóc giận dỗi khi bạn yêu cầu bé làm những điều không thích. Khi bé trưởng thành hơn, thói quen khóc ăn vạ cũng bớt dần. Thay vào đó, bé muốn dùng sức mạnh của lời nói như hét to lên, chen ngang với bạn để bày tỏ sự phản đối.

Khi bạn nhắc nhở hoặc trách mắng bé, bé càng tỏ rõ thái độ bằng cách chen ngang vì không muốn nghe nữa.

- Thể hiện sự đòi hỏi: Khi tinh thần của bé tập trung vào việc đòi bạn món đồ chơi mới hoặc xin được ăn bánh trong tủ lạnh, bé sẽ không để ý đến câu chuyện bạn đang nói dở. Bé sẽ yêu cầu bạn đáp ứng đòi hỏi trước mà quên đi quy tắc lịch sự trong giao tiếp.

Cách xử trí
- Giữ thái độ bình tĩnh: Bạn không nên vội vã quát mắng hoặc cố lớn tiếng để át giọng của bé. Có thể ngừng một chút để lắng nghe xem bé muốn diễn đạt điều gì. Đợi cho bé nói hết câu, bạn nên nghiêm mặt "Con xem, mẹ chưa nói xong con đã chen ngang rồi. Con thấy đấy mẹ có làm phiền khi con nói không?". Sau đó, bạn tiếp tục nói nốt câu chuyện.

- Ngắt từng ý rõ ràng: Sự tập trung với các bé còn chưa hoàn thiện, vì vậy, bé rất "sốt ruột" nếu phải chăm chú lắng nghe bạn trong một khoảng thời gian dài. Tốt nhất, bạn nên chia nhỏ các ý và trao đổi với bé. Hết một ý, bạn tạm thời dừng lại, hỏi chuyện bé trước khi chuyển sang ý tiếp theo.

- Cảm thông và kiên trì: Ở độ tuổi này, bé thường thích nói theo ý mình một cách tự nhiên và bột phát. Bạn nên kiên trì nhắc nhở để bé hiểu việc tranh lời người khác khi nói là xấu.

- Nếu bé thích nói tranh với bố (hoặc những người thân khác trong gia đình), bạn có thể yêu cầu bé chờ đến lượt.

- Hoặc gợi ý: nếu bé muốn chia sẻ điều gì khi cả nhà đang quây quần trò chuyện, bé có thể giơ tay xin ý kiến (giống như việc bé xin phát biểu ở lớp nếu bé đã bước vào độ tuổi đi học).

(Theo mevabe.net)

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ từ 0 đến 18 tháng tuổi. (22/11)
 Giúp trẻ biết chơi một mình (21/11)
 Giảm bớt sự ghen tỵ của bé với em (21/11)
 Trẻ "nhịn ăn" vì không muốn đi học (21/11)
 Dạy bé tôn trọng bố mẹ (20/11)
 Các cách để ngưng la hét (20/11)
 Làm gì khi con vòi vĩnh? (20/11)
 Hướng dẫn bé chọn và tự mặc quần áo (19/11)
 Giúp trẻ tôn trọng người khác bằng cách nào ? (19/11)
 Có cần học viết chữ? (19/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i