Sức khoẻ
   Dùng thuốc cho trẻ đúng cách
 
Trẻ em là đối tượng đặc biệt, vì thế, khi trẻ bị bệnh, cách an toàn nhất là đưa bé đi khám để được bác sĩ chỉ định dùng thuốc. Nếu phải dùng thuốc ở nhà, cần tuân thủ triệt để các lưu ý liên quan đến liều lượng, cách cho uống... - Phải cho trẻ sử dụng thuốc theo đúng đơn thuốc. Tức là phải thực hiện 4 đúng: Đúng thuốc (với tên thuốc ghi trong đơn), đúng cách sử dụng (như uống hoặc nhỏ mũi, nhỏ tai), đúng liều và đúng thời gian sử dụng (cả về số lần dùng thuốc trong ngày và thời gian dùng thuốc). - Khi trẻ bị một số rối loạn nhẹ, có thể cho trẻ dùng thuốc tại nhà. Song lưu ý chỉ dùng các thuốc thông thường mà ta có hiểu biết về cách sử dụng. Ví dụ: Trẻ bị sốt có thể cho trẻ dùng thuốc giảm đau, hạ sốt paracetamol. Hay trẻ bị ho, nôn ói, có thể cho dùng thuốc sirô chứa dược chất kháng histamin làm giảm ho và trị nôn ói. Nếu dùng thuốc trị các rối loạn nhẹ cho trẻ trong vòng 3 ngày mà không khỏi, nên đưa trẻ đến bác sĩ khám bệnh. - Để trẻ uống thuốc dễ dàng và không sợ hãi. Trước hết, cần chọn dạng thuốc thích hợp cho trẻ. Đó là dạng thuốc lỏng như sirô, hỗn dịch, nhũ dịch (hỗn dịch, nhũ dịch là dạng thuốc lỏng có phần trắng đục như sữa, trước khi uống phải lắc kỹ chai để thuốc trộn đều) hoặc thuốc giọt hòa vào nước để uống. Đây là các thuốc đã được bào chế thơm, ngọt nên trẻ rất thích uống. Ngoài các thuốc này còn có dạng thuốc bột, thuốc cốm đựng trong gói, khi uống sẽ hòa với nước thành dạng lỏng có mùi thơm, vị ngọt, dễ uống đối với trẻ. Thuốc dạng viên uống chỉ nên dùng cho những trẻ lớn, có khả năng nuốt được thuốc viên. Không nên nghiền nhỏ viên thuốc cho trẻ uống vì có một số loại thuốc chứa dược chất rất đắng, sẽ làm cho trẻ rất sợ hãi. Điều cần lưu ý nữa là không nên hù dọa, tạo không khí căng thẳng mà cần mềm mỏng, kiên trì thuyết phục khi cho trẻ uống thuốc. Khi cho trẻ uống thuốc - Đối với trẻ còn quá nhỏ, nên cho trẻ nằm hơi dốc, đầu cao hơn một chút và hơi nghiêng qua một bên để tránh sặc thuốc. Dùng ngón tay cái của bàn tay đang ôm trẻ ấn vào cằm để mở miệng trẻ, bàn tay kia dùng muỗng đổ thuốc vào. Ở nước ngoài, người ta hay dùng ống nhỏ giọt hoặc bơm tiêm không có kim (loại bơm tiêm dùng một lần bán ở nhà thuốc) thay cho muỗng lấy thuốc lỏng, nhỏ từ từ vào miệng trẻ, khi ấy, việc cho trẻ uống thuốc sẽ dễ dàng và tốt cho trẻ hơn. - Đối với trẻ lớn hơn, nên để trẻ đứng hoặc ngồi để uống thuốc với đầu hơi nghiêng ra sau chứ không ngửa hẳn. Nếu được, nên hòa thuốc vào ly nước và khuyến khích trẻ tự cầm ly uống. Cách nhỏ thuốc vào mũi trẻ - Đối với trẻ còn nhỏ, trước khi nhỏ mũi, nên nhúng lọ thuốc vào nước ấm để giúp dung dịch thuốc có độ ấm nhất định. Những nước có khí hậu lạnh rất cần làm điều này để niêm mạc mũi của trẻ không bị kích thích. Trước khi nhỏ mũi cho trẻ, nên rửa tay thật sạch. Ở một số nước, người ta còn khuyên nên đeo găng tay khi nhỏ mũi cho trẻ. Cách nhỏ thuốc: Ẵm ngửa trẻ. Lấy thuốc vào ống nhỏ giọt và nhỏ vào lỗ mũi của trẻ đúng số giọt quy định. Nhỏ thuốc xong nên để đầu trẻ ngửa khoảng 5 phút. Lưu ý: nếu thấy trẻ hít thuốc mà bị ho, phải dựng trẻ ngồi thẳng, lấy tay vỗ nhẹ vào lưng của trẻ để giúp tống thuốc ra khỏi đường hô hấp. - Đối với trẻ lớn hơn, nên để trẻ nằm ngửa, gối được đặt dưới vai và cổ, đầu ngửa ra. Phụ huynh ngồi ở phía sau đầu trẻ, một tay để cố định đầu của trẻ và tay kia nhỏ thuốc vào mũi. Nhỏ thuốc xong nên để trẻ nằm trong 5 phút để giữ thuốc trong mũi. Không cho thuốc uống vào thức ăn, nước uống của trẻ Không nên trộn thuốc vào sữa, bột hay thức ăn, thức uống. Mùi vị thơm ngon của thức ăn, thức uống sẽ hòa lẫn với mùi vị lạ của thuốc. Trẻ kén ăn hoặc nhạy cảm mùi vị sẽ phản ứng, từ chối thức ăn, thức uống đã được pha thuốc, dù đó là những thứ mà trước đây trẻ ưa thích. Đối với trẻ lớn hơn, trộn thuốc như thế trẻ sẽ cho là mình bị đánh lừa và mất lòng tin ở cha mẹ. Chuẩn bị tủ thuốc gia đình cho trẻ Nên có thuốc giảm đau, hạ nhiệt paracetamol (không được dùng aspirin) để hạ sốt cho trẻ; thuốc kháng histamin ở dạng sirô (Phénergan, Théralène) để trị ho, nôn ói và dị ứng; gói Oresol để bù nước và chất điện giải khi trẻ bị tiêu chảy. Nên có dung dịch nhỏ mũi NaCl 0,9% (nước muối sinh lý) để nhỏ mũi khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi; dung dịch sát khuẩn như Povidine để sát trùng các vết thương nhỏ ngoài da. Các thuốc thông thường này có thể hỏi dược sĩ tại nhà thuốc hoặc đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng cho trẻ. Xin nhấn mạnh, nếu dùng thuốc thông thường trị các rối loạn nhẹ ở trẻ sau 3 ngày không thấy đỡ phải đưa trẻ đến bác sĩ khám bệnh. TS NGUYỄN HỮU ĐỨC(Sức khoẻ và Đời sống)
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Không dùng cao xoa cho trẻ dưới 1 tuổi (4/8)
 Trẻ quá 'ngoan' có thể do suy giáp (2/8)
 Tai nạn từ xe tập đi (28/7)
 9 cách giúp mắt trẻ sáng khoẻ (27/7)
 Trẻ giàu có không phải lúc nào cũng khỏe (26/7)
 Rò trước tai ở trẻ dễ gây mù hoặc tử vong (20/7)
 Báo động số bệnh nhi viêm đường hô hấp và viêm não (7/7)
 Kontum: dập dịch nhiễm trùng hô hấp cấp (4/7)
 Trẻ mắc bệnh nhiễm siêu vi: Không nên quá lo lắng hoặc chủ quan (1/7)
 Nhiều trẻ sơ sinh bị lây bệnh thuỷ đậu từ mẹ (23/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i