Tâm lý
   Giảm áp lực xã hội cho trẻ
 
Có thể bạn không nhận ra nhưng con chúng ta, dù còn nhỏ tuổi, vẫn phải chịu những áp lực tiêu cực của xã hội. Đó là các áp lực về ngôn ngữ, thân thể, kỳ vọng, sự đánh giá xã hội…

Trẻ bị áp lực lời nói khi người lớn phê bình hoặc thử thách chúng, ngay từ cách trẻ nói năng, đi lại, ăn uống…

Trẻ bị áp lực thân thể khi bị đánh hoặc bị chế nhạo về chiều cao, dáng vóc… Những sự bắt nạt này có ở khắp mọi nơi và đôi khi chỉ là những việc tủn mủn.

Trẻ bị áp lực kỳ vọng từ phía giáo viên hoặc cha mẹ. Thông thường người lớn kỳ vọng rằng trẻ phải học giỏi ở trường, thậm chí nhiều người còn muốn con em mình trở thành thiên tài.

Trẻ bị áp lực đánh giá xã hội từ nhóm bạn và từ người lớn.

Trẻ bị áp lực tự thân, ví dụ như việc trẻ muốn mình đạt điểm hạng A ở tất cả các môn, muốn mình là người chơi thể thao tốt nhất…

Trẻ dễ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi những áp lực nói trên nếu rơi vào hoàn cảnh sau: bản thân bị bất an, sợ bị từ chối, nhu cầu được khuyến khích, nhu cầu được chú ý, nhu cầu được xác nhận và nhu cầu được chứng tỏ.

Dưới đây là một vài gợi ý của tiến sĩ - phó giáo sư Chantima Ongkosit Krairiksh (chủ tịch kiêm nhà đồng sáng lập Bệnh viện Manarom, Thái Lan) dành cho các bậc cha mẹ trong việc giảm ảnh hưởng của áp lực xã hội với trẻ.

- Học cách nhận ra những loại áp lực xã hội dễ ảnh hưởng đến trẻ. Hãy khách quan, kể cả khi bạn nhận thấy chính mình có thể là một trong những nguyên nhân gây ra áp lực cho trẻ, đừng trở nên hoảng hốt hoặc lui vào phòng thủ, ngay từ lúc này bạn có thể giảm áp lực cho trẻ và hỗ trợ trẻ.

- Bảo vệ con bạn. Bạn có thể giảm lượng thời gian mà con bạn không được bảo vệ trước những nguồn gây ra các áp lực xã hội có tính tiêu cực.

- Hãy là giáo viên của con. Dạy trẻ cách đối phó trước những tình huống căng thẳng và nhiều áp lực. Hãy là một hình mẫu tốt.

- Giám sát và lên kế hoạch. Đảm bảo rằng con bạn có những thứ cháu cần (sự chấp nhận, sự khuyến khíc …). Cho trẻ thật nhiều thời gian hưởng những ảnh hưởng xã hội tích cực.

- Trò chuyện. Nói chuyện với con bạn để duy trì mối quan hệ vững mạnh. Hãy luôn có mặt, lắng nghe cẩn thận và tỏ cho con bạn biết bạn hiểu những cảm giác của bé.

Theo Tuổi Trẻ
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hỗ trợ con đúng cách (15/9)
 Bí quyết chọn tên cho bé (15/9)
 'Giải mã' bé hay nói (13/9)
 Dạy trẻ lịch sự (13/9)
 Nào, cả nhà ta cùng chuẩn bị đến trường! (13/9)
 Đòn roi có phải là cách dạy con? (12/9)
 4 cách dạy bé yêu thích sách (12/9)
 Dạy bé về sự cảm thông (12/9)
 Luyện thói quen tốt cho trẻ càng sớm càng tốt (12/9)
 Những cách giúp bé giỏi giao tiếp (11/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i