Giáo dục trẻ
   Khi con bạn thích phá phách
 


Khi bé chập chững biết đi, thậm chí từ lúc ngồi được, bé đã thích phá phách tất cả những gì mà chúng có thể cầm được. Là bố mẹ, liệu chúng ta sẽ phản ứng ra sao trước hành động phá phách của con trẻ? Thụ động, bạo lực hay nói chuyện cương quyết với con trẻ? Hãy xem mình nên phản ứng như thế nào trong ba kiểu phản ứng sau đây nhé:

- Phản ứng kiểu thụ động

Để cho bé tự do hành động, muốn làm gì thì làm. Nguyên nhân có thể bố mẹ cho rằng: bảo chán rồi không được, hoặc muốn chiều theo ý thích của con, hay vì sợ con mình phật ý…Và giải pháp tốt nhất là trẻ cứ tha hồ chơi, phá đến lúc chán thì thôi, miễn là có bố mẹ canh chừng ở bên cạnh để tránh xẩy ra những va chạm nguy hiểm.

Chẳng hạn, trong bữa ăn mà con bạn xông vào lấy đũa gõ vào bát nước chấm, chọc vào đĩa rau…Bạn lờ đi coi như chuyện đó là bình thường,và đến lúc cháu phá nhiều quá, cả gia đình không chịu nổi thì bạn ôm con và an ủi: Nghịch thế con, nào ra đây chơi để ông bà, bố mẹ ăn cơn nào!!!

Những đứa trẻ được chiều theo kiểu này khi ra ngoài xã hội rất khó hoà nhập vì chúng quen với kiểu “tự do vô tổ chức” ở nhà rồi. Chúng sẽ không biết thế nào là “giới hạn” khi đến lớp hoặc sang chơi nhà người khác.

- Phản ứng kiểu bạo lực

Bố mẹ dùng uy thế của mình để chửi mắng, đánh đập hoặc hạ nhục trẻ khi chúng phá phách. Và kết quả là con bạn hoặc sợ “mất vía” mà không dám động vào đồ vật đó nữa hoặc càng phá phách nhiều hơn mà tảng lờ những lời chửi mắng hay đánh đập của bố mẹ.

Chẳng hạn, cũng ví dụ trên đây, khi con bạn xông vào phá mâm thì lập tức bị bố (mẹ) quát rất to với vẻ mặt cáu giận: Hư quá, thế này thì chịu sao được, cho mày mẩy roi để lần sau chừa nhé!...

Trẻ bị rèn theo kiểu này hoặc sẽ trở nên sợ sệt, mất tự tin, hoặc sẽ trở nên hung hăng, phản loạn và không sợ bất cứ ai trong gia đình cũng như khi ra ngoài xã hội.

- Nói chuyện cương quyết

Thay vì để mặc cho trẻ phá hay chửi mắng chúng, bố mẹ hãy giải thích cho con bạn một cách hợp lý rằng hành động đó nên làm hay không nên. Giải thích với con cần kết hợp với thái độ nghiêm túc, không cười đùa để tránh con trẻ lầm tưởng bạn đang đùa với chúng. Khi trẻ đã nhận thức được tác hại hay sự nguy hiểm của hành đó thì chúng sẽ tự dừng lại và không lặp lại nữa.

Việc nói chuyện nghiêm túc với trẻ không những giúp con dễ dàng hoà nhập với xã hội bên ngoài mà còn có tác dụng phát triển khả năng suy luận, nhận biết của chúng, giúp các em sẽ có những hành động tốt hơn trong tương lai. Không những thế, cách phản ứng này còn tránh được những căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng cho phụ huynh và giữ được mối liên hệ tình cảm tốt đẹp giữa bố mẹ và con cái./.

Theo hoilienhiep pn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dạy trẻ cách sống tích cực & chủ động (12/9)
 Tư vấn tâm lý khi trẻ bắt đầu đến trường mẫu giáo (10/9)
 Sự ích kỷ của trẻ dưới 8 tuổi (10/9)
 Trẻ chơi trò chơi máy tính (game) như thế nào? (5/9)
 Giúp bé vững bước vào lớp một (5/9)
 10 cách chuẩn bị cho bé đi học (5/9)
 Loại bỏ những hành vi xấu của bé (4/9)
 Với bé hay “lý sự” (4/9)
 Giúp con biết lễ phép (25/8)
 Các vấn đề về bộ phận sinh dục của bé trai. (25/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i