Tâm lý
   Giúp con tự lập
 
Nếu bạn là bậc cha mẹ dưới đây, bạn sẽ làm gì?
8h30 phút sáng. Chúng tôi chỉ còn có 3 phút để chuẩn bị mọi thứ cho con gái lớn đi học trước khi xe buýt đến. Meg, cô con gái 2 tuổi của tôi thì khăng khăng muốn tự đi giày.

Mọi việc bắt đầu từ khi bé thức giấc, cháu muốn tự chọn quần áo: Trời đang mùa đông lạnh mà cháu muốn mặc áo sơ mi và đi dép sandal. Chúng tôi phải thoả hiệp cháu nên mặc thêm một số đồ nữa cho ấm. Sau đó, cháu lại khăng khăng muốn tự mình chuẩn bị bữa sáng, trộn ngũ cốc với sữa và tự chải tóc.

Và bây giờ là đến lúc đi giày. Chắc chắn, nếu tôi ngồi xuống và giúp con đi giày, thì tôi sẽ chỉ mất vài phút, nhưng tôi biết rằng ngăn cản các cháu ở lứa tuổi tập đi tự làm là một việc không tốt. Bởi vậy, tôi hít thở thật sâu. Chờ đợi bé đang thử thách mức độ minh mẫn của tôi, nhưng có lẽ đó là cách tốt nhất cho cả hai mẹ con.

Những hành động nho nhỏ giúp cháu tăng tính tự quản chính là để trẻ học cách tự làm mọi việc cho bản thân, và những hoạt động đó giúp trẻ trở thành một người biết tự phục vụ bản thân và tự tin. Nhưng tính độc lập của trẻ không chỉ trong một ngày mà có được. Dưới đây là một số cách nuôi dưỡng và hỗ trợ con bạn, từng bước, từng bước, để con bạn biết làm việc

Từ khi lọt lòng tới khi bé tròn 1 tuổi.
Công việc của bé lúc này: Tìm hiểu xem bố mẹ là ai, bé là ai.
Công việc của bạn: Giúp bé cảm thấy an toàn và thông minh.
Cho em bé ăn khi bé đói, vỗ về em bé, giữ cho em bé sạch sẽ và thoải mái là điều cần thiết đối với bé. Nhưng bằng cách đáp ứng nhu cầu của bé, bạn đã xây dựng sự tự tin nơi con trẻ. Theo chuyên gia cho biết, cảm giác an toàn sẽ giúp trẻ biết tự quản. Những trẻ sống trong môi trường ổn định, có thể dự đoán trước được sẽ sẵn sàng tự mình đưa ra cơ hội để quyết định. Chúng biết rằng cha mẹ luôn yêu thương và khuyến khích chúng. Do đó, bằng cách xác định rõ ràng cảm xúc của bé (đói, mệt, buồn chán), bạn đang giúp bé hiểu rõ nhu cầu bản thân và dần dần bé sẽ tự biết cách đáp ứng những nhu cầu đó.

Ủng hộ những thành công nho nhỏ của bé không bao giờ là quá sớm. Khi con bạn có thể tự mình làm được thứ gì đó - tự mình lấy được một món đồ chơi - và bạn khuyến khích bé, đó sẽ là bước đầu tiên để hình thành khả năng độc lập của trẻ. Bé nhận thấy rằng công việc sẽ khiến bé cảm thấy mình tốt hơn và cũng mang lại niềm vui cho bạn. Khuyến khích những thành công nhỏ nhỏ của con sẽ khiến bé cố gắng lặp đi lặp lại thành công đó.

Bé trên 1 tuổi
Công việc của bé: Khám phá thế giới xung quanh
Công việc của bạn: Cất những thứ quý giá của bạn ngoài tầm với của trẻ.
Bé 1 tuổi mới nhận thấy rằng bé là một người riêng và sống trong một thế giới mới mẻ. Do đó, để cân bằng giữ nhu cầu khám phá của bé với những yêu cầu gần giống như mệnh lệnh của bạn (không bao gồm các yêu cầu để đảm bảo an toàn cho bé), bạn cần phải dàn xếp liên tục.

Khi bé nói "Không". Lần đầu tiên khi bé nói Không, bạn cần phải khuyến khích bé. Đó không phải là hành động chống đối, mà chỉ là bé đang muốn nói: con là một người độc lập, con có thể nghĩ theo cách của con. Bạn hãy cố gắng quan sát những gì mà con bạn đang làm: tự trèo lên ghế? Muốn tự mình đánh răng? Nếu bé có thể tự làm mọi việc là không có nguy cơ làm đau bé, thì bạn hãy để bé có cơ hội.

Đừng buồn khi bé đánh đổ sữa. Học cách độc lập có nghĩa là đi kèm với sự bừa bộn. Đánh rơi thức ăn ra ngoài hay làm đổ sữa là một điều tất nhiên trong khi bé học cách tự chăm sóc mình. Do đó, bạn hãy cởi mở và hạ thấp tiêu chuẩn của bạn một chút.

Sắp xếp công việc. Khi bạn đang vội, bạn khó có thể để bé thử nghiệm các kỹ năng mới mẻ của mình. Do đó, nếu bạn có thể, bạn hãy sắp xếp một khoảng thời gian tương đối dài để đi làm các việc vặt. Lúc đó, bé có thể tự đi bộ thay vì bạn phải bế bé. Đó là một khoảng thời gian thú vị đối với bé.

Bé 2 tuổi
Công việc của bé: Thuyết phục bạn rằng bé có thể làm mọi thứ
Công việc cảu bạn: Thuyết phục bé rằng bạn cần phải đứng cạnh bé.
Các bé hai tuổi chạy rất nhanh ào vào vòng tay an toàn của bạn. Mặc dù bé muốn độc lập, nhưng với các bé ở lứa tuổi này, bạn cần phải kiểm soát bé.

Đưa ra các lựa chọn. Con trẻ thích lựa chọn "Con muốn uống nước cam bằng cốc màu đỏ hay cốc màu xanh?" " Con muốn tắm trước hay đọc sách trước?" Những lựa chọn này sẽ giúp bé cảm thấy bé có quyền tự quản và giúp bé học cách đưa ra các quyết định, quyền tự quản và khả năng tự đưa ra quyết định chính là những yếu tố cơ bản giúp bé có thể tự phục vụ bản thân.

Hãy tạo điều kiện thuận lợi để bé có thể tham gia làm các việc trong nhà như gấp quần áo, "lau" cửa sổ, ...Với các bé ở lứa tuổi này, công việc cũng là một trò chơi, và bé sẽ thu được nhiều lợi ích qua công việc hơn bạn, công việc sẽ khiến bé cảm thấy mình có sức mạnh hơn, và bé cũng sẽ hiểu hơn về tinh thần trách nhiệm.

Bạn hãy nhớ rằng bé vẫn chỉ là một đứa trẻ. Ngay cả với một đứa trẻ đã có thể làm mọi thứ rồi nhưng bé vẫn muốn bố hay mẹ làm hộ chúng. Bé có thể ốm, mệt, cáu kỉnh, hoặc có thể bé đang gặp một sự thay đổi mới như mẹ mới sinh em bé hay bé bắt đầu đi học. Khi bé gặp bất kỳ lý do nào, bạn cũng hãy luôn sẵn sàng và giúp đỡ bé. Điều đó cũng xây dựng khả năng tự tin, khả năng này góp phần quan trọng trong việc giúp trẻ trở nên độc lập. Bạn có thể khuyến khích bé tiếp tục công việc của mình bằng cách gợi ý: Mẹ giúp con mặc áo ngày hôm nay, nhưng mai con lại tự mình mặc nhé.

Bé 3 và 4 tuổi
Công việc của bé: Xác định xem có bao nhiêu việc bé có thể tự làm.
Công việc của bạn: Khuyến khích bé, nhưng hãy làm bé cảm thấy thoải mái khi công việc khó khăn.
Các bé ở lứa tuổi đi học mẫu giáo làm chủ các kỹ năng nho nhỏ rất tốt, và bé cần bạn biết điều này. Wagener nói: "Cha mẹ lúc này có thể hỗ trợ bé nhưng không thực hiện hết toàn bộ nhiệm vụ. Khi bé lớn hơn, bạn hãy giảm dần mức độ hỗ trợ của mình cho đến khi bé có thể tự mình hoàn thành được những nhiệm vụ khó khăn."

Các công việc vặt. Đổ sữa hay nước hoa quả vào cốc là những công việc bé có thể tự làm. Hãy sắp xếp để giá đồ chơi và quần áo vừa tầm bé để bé có thể tự lấy và cất. Các bé ở lứa tuổi mẫu giáo thích làm việc. Bé có thể sắp xếp bàn ăn, cho vật nuôi trong nhà ăn (tất nhiên bạn cần giám sát khi bé làm việc này để đảm bảo bé an toàn), lau chỗ nước đổ.

Con bạn cần xác định những việc nào đôi khi bé phải làm. Cho phép bé được buồn chán để bé học cách tự làm mình vui.

Cùng nhau làm việc. Bạn hãy cùng con làm việc khi con cảm thấy công việc đó quá khó khăn đối với bé. Khi các nhiệm vụ trở nên phức tạp hơn, con trẻ cần cảm thấy thoải mái khi nhờ bạn giúp đỡ. Bé cần biết rằng khi trưởng thành, mỗi lúc bé gặp khó khăn, bé cần sự giúp đỡ mà không gặp sự phán xét.

Bé 5 tới 8 tuổi
Công việc của bé: Thành công nơi trường học
Công việc của bạn: Tạo một hậu phương vững chắc
Trẻ ở lứa tuổi bắt đầu vào tiểu học cần phải tự làm nhiều việc trong ngày hơn. Nhưng với những mối quan hệ rộng mở, trẻ cần cảm thấy an toàn hơn.

Chuẩn bị tinh thần cho trẻ. Khi con bạn biết chính xác bạn mong đợi ở bé những gì, trẻ sẽ có khả năng vận dụng hết các kinh nghiệm của trẻ hơn. Bạn hãy đưa bé đến tham quan ngôi trường mới trước khi bé bắt đầu đi học, tưởng tượng trước bé sẽ phải nói gì khi muốn cùng chơi một trò chơi với các bạn, và cùng trẻ thảo luận về những tình huống thử thách như trẻ sẽ phải làm gì nếu như trẻ ốm hoặc ngủ quên.

Đặt ra các giới hạn. Hãy để con biết trước mức độ tự do của bé. Thiết lập các nguyên tắc rõ ràng như: "Hãy cho mẹ biết con sẽ đi đâu." Những giới hạn này sẽ thay đổi khi con bạn lớn lên, kiên định nhưng phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp con bạn biết đưa ra những quyết định thông minh.

Tích cực. Khi bạn nói với con "Con đừng sợ", trong từ điển não bộ của con sẽ hình thành từ "Sợ". Thay vì vậy, bạn hãy nói với con rằng một đội chơi mới hay một thày giáo dạy nhạc mới sẽ khác với thầy cũ và cô ấy cần dũng cảm hơn, con biết là cô ấy sẽ kiểm soát được tình thế.

Trẻ trên 8 tuổi
Công việc của trẻ: hành động giống như trẻ đã trưởng thành.
Công việc của bạn: Bạn cần nhớ rằng bé cần không gian riêng.
Trẻ sắp bước tới tuổi vị thành niên: giai đoạn trẻ cần độc lập. Trẻ ở lứa tuổi này đã có các quan điểm về thế giới chung và thế giới riêng. Đây là thời điểm quan trọng bạn cần lưu ý, nhưng cũng là thời điểm để cho phép con bạn khám phá.

Nói chuyện với trẻ. Trẻ từ 8 tới 10 tuổi cần người lắng nghe trẻ kể về những việc và những quyết định mà chúng đã làm. Bằng cách nói chuyện với trẻ về những tình huống và những thử thách, cha mẹ có thể giúp trẻ trở thành người suy nghĩ độc lập hơn.

Gần gũi với trẻ. Một số cha mẹ cho rằng khi con họ bước vào tiểu học hay trung học cơ sở, họ không cần phải gần gũi với con. Nhưng các chuyên gia cho rằng đây mới là khi con bạn cần bạn nhất. Bạn có thể cùng chơi games với con, cùng đi nghe hoà nhạc với con. Bạn hãy để con biết rằng sự hiện diện của bạn quan trọng đối với những thành tích của con như thế nào.

Làm gương cho con noi theo. Khi con bạn đủ lớn để thực sự hiểu bản chất của thế giới, thì những việc đúng của bạn để con noi gương là việc làm quan trọng hơn cả. Bạn đừng phàn nàn về những điều khiến bạn thất vọng nơi công sở, bạn hãy giải thích cách bạn cố gắng giải quyết những thất vọng đó. Khi bạn học được một điều gì mới mẻ, như tham gia một môn thể thao hay học được một công thức nấu ăn mới, bạn hãy chỉ cho con thấy rằng thật là đáng giá khi cố gắng làm được điều đó. Bạn hãy là người mà bạn muốn con trưởng thành.

Giúp con trở thành người biết tự phục vụ bản thân và có tinh thần trách nhiệm là nhiệm vụ ưu tiên mà chúng ta cần hướng tới. Bạn có thể cố gắng nhớ nhiệm vụ này khi tranh luận với trẻ về mỗi việc vặt trong gia đình. Mỗi khi nhớ tới nhiệm vụ đó, bạn sẽ dễ chịu hơn khi phải đối đầu với những mâu thuẫn giữa nhu cầu của bạn và con.

Theo chametainang.Net
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ tự tin sẽ khỏe mạnh hơn khi trưởng thành (25/6)
 Để mẹ rảnh tay (24/6)
 10 bước để trở thành ông bố tốt (24/6)
 Dạy bé cách nhận quà (24/6)
 Làm hại trẻ vì thành tích (24/6)
 5 Cách đơn giản để xây dựng tính sáng tạo cho bé (23/6)
 Tính cách của mẹ có thể ảnh hưởng tới con cái (23/6)
 Có cần rèn luyện trí năng cho trẻ? (23/6)
 Để bé không đánh mẹ (20/6)
 Tạo nếp sinh hoạt cho bé (20/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i