|
Trẻ cần có chế độ dinh dưỡng tốt để phát triển toàn diện.Ảnh: Trung Kiên
|
Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng, Việt Nam hiện có 1,6 triệu trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng nhẹ cân (21,2%) và khoảng 2,6 triệu trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi (39,9%). Các chuyên gia nhận định, mỗi 1% tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi gây thiệt hại cho nền kinh tế khoảng 20 triệu USD/năm.
Trẻ bị suy dinh dưỡng do nhiều nguyên nhân, nhưng đa số do chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ năng lượng, do khả năng hấp thu kém hoặc do rối loạn tiêu hóa lâu ngày. Có những trẻ ăn nhiều nhưng vẫn bị suy dinh dưỡng. Nguyên nhân là do lượng thức ăn đưa vào nhiều nhưng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết hoặc cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng. Hơn nữa, ăn nhiều và thường xuyên một loại thức ăn nào đó khiến cho cơ thể thiếu cơ hội thu nhận các thực phẩm khác dẫn đến thiếu chất và không có sự tăng trưởng toàn diện. Ở mỗi cơ thể trẻ, khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn rất khác nhau nên lượng thức ăn cần thiết đưa vào cơ thể cũng khác nhau. Trẻ ăn nhiều, lượng thức ăn vượt quá khả năng tiêu hóa, cơ thể trẻ sẽ không có đủ khả năng tiêu hóa hết thức ăn, dẫn đến phần thức ăn dư thừa đó làm cho trẻ có cảm giác no hoặc chướng bụng, khó tiêu nên thường xuyên gây ra các triệu chứng như: tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Các dấu hiệu của trẻ suy dinh dưỡng là chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân. Trẻ suy dinh dưỡng thường biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt. Mặt khác, trẻ tỏ ra buồn bực, hay quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt. Các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to dần. Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi đứng. |
Có một thực tế là tình trạng suy dinh dưỡng không chỉ xảy ra ở những vùng nông thôn, miền núi nơi kinh tế kém phát triển mà ở cả thành thị. Nếu người nghèo thường suy dinh dưỡng do không có cái để ăn thì đa số người giàu suy dinh dưỡng là do có quá nhiều đồ ăn nhưng không biết ăn như thế nào. Nhiều gia đình, thức ăn chất đầy tủ lạnh nhưng con vẫn bị suy dinh dưỡng. Mặt khác, hiện nay, hầu như gia đình khá giả nào cũng có người giúp việc và giao hết mọi việc ăn uống chăm sóc con cho họ. Trong khi đó, không phải người giúp việc nào cũng hiểu biết về dinh dưỡng.
Theo PGS, TS Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện Dinh dưỡng, để giảm thiểu tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng chúng ta cần tập cho trẻ thói quen rửa sạch tay trước và sau mỗi lần ăn uống, tẩy giun 6 tháng 1 lần, bổ sung men tiêu hóa và các vitamin cần thiết cho sự tiêu hóa và hấp thu của trẻ được tốt hơn. Đối với những trẻ khi đang điều trị kháng sinh cũng sẽ mất cân bằng vi khuẩn đường ruột dẫn đến bị rối loạn tiêu hóa. Vì thế tính cần thiết phải bổ sung men vi sinh sẽ cao hơn.Thường thì khi con bị rối loạn tiêu hóa, các bà mẹ thường cho bé ăn yaourt để bổ sung men vi sinh. Tuy nhiên, lượng men trong yaourt chỉ có tác dụng bổ sung hằng ngày cho những bé có đường ruột tốt. Còn đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa, lượng men vi sinh quá ít trong yaourt không thể giúp trẻ khỏe nhanh được, do đó phải bổ sung từ nguồn có chứa số lượng men vi sinh dồi dào hơn để phục hồi lại sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc bổ sung men vi sinh với chất lượng khác nhau nhưng các bà mẹ nên chọn sản phẩm chứa lượng men vi sinh phong phú cùng với một số vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Sản phẩm tiêu biểu là cốm vi sinh Biobaby… Trong một muỗng nhỏ cốm vi sinh Biobaby có chứa tới 63 triệu men vi sinh sống có ích cùng các vitamin cần thiết cho trẻ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng đầy hơi, táo bón… Qua khảo sát cho thấy, những trẻ dùng Biobaby thường xuyên có hệ tiêu hóa tốt hơn và hấp thu cũng tốt hơn.
( Theo Hà Nội Mới )