Giáo dục mầm non
   Công lập "sợ" trẻ dưới 18 tháng tuổi?
 
 
Trường mầm non công lập chỉ nhận trẻ trên 18 tháng - Ảnh: Diệu Hiền
Không ít phụ huynh có con nhỏ vô cùng bức xúc trước thực trạng bất cập của bậc giáo dục mầm non công lập không nhận trẻ dưới 18 tháng tuổi, khiến họ phải mang con đến gửi ở những điểm giữ trẻ gia đình không hội đủ những tiêu chuẩn cần thiết...

Gửi con mà... nuốt nước mắt

Chị Hoàng Lê Vân, là kế toán của một doanh nghiệp tư nhân ở Đà Nẵng, thu nhập tất cả các khoản bình quân mỗi tháng là 1,8 triệu đồng. Với số tiền này, cộng với thu nhập tương đương của chồng, nên hai vợ chồng không thể thuê "ôsin" để chăm con sau khi hết thời gian nghỉ hộ sản, chỉ trông cậy vào nhóm trẻ gia đình. Có những hôm được về sớm, chị Vân đến đón con thì chứng kiến cảnh những người của nhóm trẻ gia đình này đánh trẻ bem bép, vậy là xin thôi ở đấy để tìm đến nhóm khác. Ở nhóm mới cũng không khá hơn gì, bà cụ giữ một lúc 5 trẻ, nên khi đứa này khóc, đứa kia la, bà bế một lúc 3 đứa nên cứ ngã lăn kềnh dưới nền nhà. Sang nhóm khác, lại chứng kiến cảnh hãi hùng, người phụ nữ đứng tuổi khi cháu bé nôn oẹ thức ăn ra tô, lại dùng chính thức ăn cháu oẹ ra đó để đút lại cho cháu! Thương con, lại phải đưa con đến một nhóm trẻ mới, nhưng mỗi khi tìm một nhóm mới, thuyết phục họ nhận con mình đã khó, để cho cháu thích nghi với môi trường mới càng khó hơn. "Nhiều khi mang con đi gửi mà nuốt nước mắt vì thương con trẻ!", chị Vân tâm sự.

Chị Nguyễn Thị Lan (trú tại đường Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng) gia đình chị vốn buôn bán khá giả nên cũng đủ tiền thuê "ôsin", nhưng thay hàng chục người cũng không tìm được người ưng ý. Người thì để đút sữa, cháo cho nhanh nên lén ăn uống giùm bớt nên em bé ngày càng ốm o, gầy mòn; người thì mê xem phim, người thì đánh em bé, người thì lười biếng... nên giải pháp cuối cùng là mang con đến nhóm trẻ gia đình, nhưng hoàn cảnh cũng không khá gì hơn chị Vân. Thỉnh thoảng lại thấy con sưng đầu, mẻ trán, hỏi thăm người giữ trẻ thì cũng nghe giải thích lu loa, hỏi kỹ lưỡng quá thì lại sợ con mình bị đánh mà không hay biết...

Biết con mình đối diện với nguy cơ cao khi mang đến gửi ở các nhóm trẻ gia đình, bởi gửi con cho những người không có trình độ, thậm chí không biết lao động gì mới làm nghề giữ trẻ, nhưng các ông bố, bà mẹ có con nhỏ đành nuốt nước mắt vào trong, vì họ còn phải lo cho cuộc sống mưu sinh. Người phụ nữ sau 4 tháng nghỉ hộ sản, phải tiếp tục công việc của mình, hiếm hoi có những gia đình may mắn có ông bà giữ giúp cháu, còn lại họ phải xoay xở bằng việc mang con đi gửi. Việc quản lý nhóm trẻ gia đình hết sức lỏng lẻo, ai cũng có thể mở cửa chăm sóc trẻ tư nhân. Chỉ riêng Đà Nẵng, có nhiều quận huyện số nhóm trẻ gia đình được cấp phép, đủ chuẩn chỉ chừng 21-30%.

Trẻ 4-18 tháng tuổi gửi ở đâu?

Một thực tế cho thấy, các trường mầm non công lập, nơi có những cô giáo được đào tạo về chuyên môn chăm sóc trẻ hết sức bài bản, lại không nhận trẻ từ 4-18 tháng tuổi, là do quy định chặt chẽ của bậc học mầm non, đó là trẻ từ 6-12 tháng phải tuân thủ 3-4 trẻ/cô giáo; trẻ từ 12-18 tháng phải 5-6 trẻ/cô giáo. Trong khi đó, các trẻ lớn hơn thì tỷ lệ cô trên cháu sẽ ít hơn, mỗi lớp 2 cô có thể coi sóc từ 35-50 cháu. Trong khi, biên chế của bậc mầm non là rất thấp, phần lớn đều là giáo viên dạy hợp đồng, hưởng lương từ 70% học phí. Chính vì quỹ lương ít ỏi, mức học phí quá thấp, nên không trường nào nhận trẻ nhỏ và phải thuê thêm nhiều cô giáo, và dẫn đến hậu quả là không có tiền để trả lương cho giáo viên. Chính bất cập này đã tạo điều kiện cho các nhóm trẻ gia đình bùng phát nghiễm nhiên và trở thành cứu cánh cho các bậc phụ huynh. Thiếu sự quản lý một cách đồng bộ, các nhóm trẻ gia đình sẽ còn để xảy ra nhiều trường hợp nguy cơ khác đến với các em nhỏ. Một cán bộ công tác trong bậc học mầm non của ngành GD-ĐT Đà Nẵng tiết lộ, cho đến khi nào, Bộ GD-ĐT cải tạo quỹ lương, tăng biên chế và bao cấp cho bậc học mầm non thì các ông bố bà mẹ mới mong có được môi trường học tập lý tưởng.

Thời gian trẻ từ 4-18 tháng là quãng thời gian trẻ hình thành nên nhiều bước trong giai đoạn phát triển đầu đời như tập đi, tập ăn, tập nói... lại được giao cho những người chưa bao giờ được học qua trường lớp sư phạm, không có kiến thức về trẻ nhỏ. Nên chăng đã đến lúc Bộ GD-ĐT cần có cái nhìn chuyên sâu hơn cho bậc học này.

( Theo Thanh Niên )
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giải bài toán quá tải ở trường mầm non (11/2)
 Cải cách giáo dục nhìn từ một bài tập vẽ (11/2)
 Ban biên tập website Mầm Non chúc tết cán bộ, giáo viên, phụ huynh cùng toàn thể sinh viên và các em thiếu nhi trong cả nước (8/2)
 Mầm non rộn ràng vui đón xuân về (3/2)
 Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (29/1)
 Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Thu Hà: Phải có thêm trường mầm non công lập cho người nghèo (29/1)
 MN Măng Non 3: Lễ đón nhận huân chương lao động hạng III (29/1)
 Sơ kết học kì I và đề ra phương hướng công tác trong học kỳ II (28/1)
 Hồi âm sau loạt bài “Giáo dục mầm non ở TPHCM”: Cần nhiều giải pháp căn cơ (28/1)
 Giáo dục mầm non ở TPHCM (28/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i