Giáo dục trẻ
   Nói và không nói trong bữa ăn
 

Theo khoa học, trong bữa ăn không nên nói chuyện. Nhưng ở Việt Nam, bữa ăn thường là thời gian để mọi người sum họp, gần gũi bên nhau sau cả ngày làm việc bận rộn.

Vậy nói như thế nào, nói những chuyện gì để bữa ăn gia đình thêm hấp dẫn.

Không nên la mắng, nhắc nhở những khuyết điểm của con trong lúc ăn. Giáo dục con cái là một việc làm cần thiết nhưng giáo dục cũng đòi hỏi phải đúng chỗ đúng thời điểm, không nên trong bữa ăn. “Trời đánh tránh miếng ăn” vì đó mà đừng làm tội con trẻ trong bữa ăn gia đình. Làm như vậy không những không hiệu quả mà còn làm cho con cái nghĩ cha mẹ quá tàn nhẫn. Điều này làm cho trẻ chán nản mỗi khi ăn cơm và có ăn thì cũng mau chóng đứng dậy. Như vậy, bữa cơm gia đình trở nên lạnh nhạt, bức bối, không khí căng thẳng.

Vợ chồng không nên cãi nhau trong lúc ăn uống. Cũng giống như chuyện của con trẻ, chuyện vợ chồng cãi nhau trong bữa ăn là không nên. Nó không những làm cho không khí của bữa ăn thêm nặng nề mà còn gây căng thẳng. Nếu trong suốt bữa cơm vợ chồng cứ cãi cọ nhau mà không chịu bớt lời thì nhiều khi hậu quả sẽ là cả mâm cơm sẽ bị những ông chồng nóng nảy hất ra nền nhà hay ra ngoài sân. Cơm không được ăn mà còn làm mất đi sự hoà thuận vợ chồng, con cái cảm thấy buồn chán không ăn được.

Không nên nói những chuyện gây sốc. Mọi người đang hào hứng cho bữa cơm và cảm thấy rất ngon miệng bỗng dưng bạn lại kể ra chuyện bạo lực, tai nạn, ốm đau, người chết... điều đó sẽ tác động rất nhiều đến tâm lý mọi người và cho dù có ăn tiếp nó cũng làm giảm mất cái ngon trong từng món ăn. Thay vì đó, bạn nên nói những chuyện vui hài, những niềm vui mà bạn đã trải qua hay là khen con cái vì những điều con đã làm được cho dù rất nhỏ nó sẽ là nguồn động viên giúp trẻ cố gắng.

Trong bữa ăn, bạn cũng có thể bàn về những kế hoạch, dự định tương lai cho gia đình bạn, hay là những dịp đi chơi mua sắm cho gia đình. Muốn tạo nên không khí trong lúc ăn bạn có thể nghe nhạc, xem TV...

Vị ngon của bữa cơm cũng được tạo ra từ chính lời nói của mỗi người, nói hay cơm sẽ ngon và nói dở thì bữa cơm cũng vậy. Câu chuyện tuy nhỏ nhoi nhưng nó thể hiện tình cảm và văn hoá gia đình, một nếp sống văn hoá biết tôn trọng lẫn nhau để xây dựng một gia đình tốt.

(Theo VTV)
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 10 lợi ích khi trẻ chơi đàn (12/2)
 10 cách trị trẻ hư (12/2)
 10 cách chuẩn bị cho trẻ bắt đầu vào tiểu học (11/2)
 Thiên đường nào cho con? (11/2)
 Trẻ mất tập trung (11/2)
 Quan tâm đến trường học của trẻ (12/12)
 Bồi dưỡng cho trẻ thói quen suy nghĩ linh hoạt (27/11)
 Khi nào trẻ hiểu từ “Không”? (27/11)
 Mười cách để bọn trẻ không đánh nhau (27/11)
 Phát triển và bồi dưỡng năng lực giao tiếp cho trẻ 1-3 tuổi (27/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i