Mang thai và sinh đẻ
   Ăn gì vào mỗi giai đoạn?
 
Khi mang thai ở tháng thứ nhất nên cẩn thận ăn những thức ăn được ninh nhừ, có thể dùng nhiều bột lúa mạch, thức ăn phụ lấy chất chua làm chính, không ăn những thức ăn hôi, tanh, cay.

Tẩm bổ quá cũng gây hại

Tẩm bổ quá mức dễ gây chứng béo phì. Béo có thể làm cho quá trình trao đổi đường và chất béo trong cơ thể mất cân bằng, gây ra nhiều bệnh tật.

Trong cơ thể phụ nữ mang thai có quá nhiều chất dinh dưỡng, sau này hàm lượng mỡ trong sữa tăng, nếu dạ dày và ruột của trẻ hấp thụ được, cũng dễ gây chứng béo phì, dễ gây bệnh chân cong; Nếu trẻ không thể hấp thụ đầy đủ, thì xuất hiện chứng tiêu chảy ra mỡ mãn tính, còn có thể dẫn đến triệu chứng dinh dưỡng không tốt.

Uống nước cũng phải uống một lượng thích hợp, phụ nữ mang thai mỗi ngày phải uống đủ lượng nước mới có thể đáp ứng nhu cầu tiêu hóa trong cơ thể, nhưng nếu uống quá nhiều sẽ làm chứng phù thũng nặng thêm.

Nói chung, sau khi sinh 1-3 ngày, nên ăn đồ nhạt và dễ tiêu hóa. Sau 3 ngày thì có thể ăn món ăn thường. Nhưng không nên uống rượu và ăn đồ cay, chú ý tới khâu vệ sinh thực phẩm để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm qua dạ dày và đường ruột. Thức ăn cũng phải kết hợp cả đồ ăn có chất tanh, lỏng và khô, ăn ít và ăn thành nhiều bữa, điều chỉnh tỷ lệ theo tình hình cụ thể.
 
- Khi mang thai ở tháng thứ hai, để tránh buồn nôn nên ăn ít nhưng ăn làm nhiều bữa, uống những đồ uống mát, nên ăn ít dầu mỡ, uống một lượng canh thích hợp.

- Ở tháng thứ ba thích hợp với việc ăn canh gà trống và ăn nhiều các loại thịt, cá, trứng và các loại đậu.

- Sang tháng thứ tư, có thể ăn nhiều bột hoặc dùng đồ uống canh hoa cúc có tác dụng điều hòa thai khí: Lấy một quả trứng chim, thêm 10g hoa cúc, bột mạch 5g, thường sâm 3g, cỏ mật 6g, dương quy 6g, 15g gừng tươi, bán hạ 12g, táo 12 miếng bỏ vào nấu và dùng.

- Khi mang thai ở tháng thứ năm, nên tăng cường chất dinh dưỡng như thịt dê, thịt bò, các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật: gan, các loại xương, và những loại hoa quả tươi, rong biển, tía tô, vỏ tôm, lạc, hạnh đào. Mỗi ngày nên ăn ít nhất từ 1 - 2 quả trứng gà, từ 50 - 100g thịt nạc, 100 - 150g thức ăn chế từ đậu, 500g chế từ các loại rau.

- Đến tháng thứ sáu, nên hạn chế ăn thức ăn lạnh, nên ăn nhiều các loại cháo và gà trống...

- Mang thai từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9, giai đoạn cuối thai nhi ngày càng phát triển, ngoài việc chú ý đến dinh dưỡng còn phải chú ý đến lượng thức ăn được giữ cân bằng. Nếu thai nhi phát triển tốt, người mẹ tương đối bé thì nên hạn chế số lần ăn để phòng tránh thai nhi quá to, gây khó khăn khi sinh nở. Thể chất của người mẹ hơi yếu thì nên tăng cường chất dinh dưỡng, ăn nhiều.

Theo Eva / Mamacn
 
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phát hiện bất thường thai nhi từ 7 tuần tuổi (12/12)
 Nỗi khổ của những bà mẹ vắt sữa nuôi con (12/12)
 20 thay đổi khi làm mẹ (12/12)
 Vượt cạn nhẹ nhàng (12/12)
 12 điều nên tránh khi lên bàn đẻ (12/12)
 10 lời khuyên cho bà mẹ vừa sinh con (12/12)
 5 động tác thể dục cho bà bầu (12/12)
 Ảnh hưởng của đu đủ tớ sinh sản và thai nghén (14/11)
 Trầm cảm sau khi sinh: Bệnh thời hiện đại (14/11)
 Cha mẹ hút thuốc, con dễ bị sẩy thai (14/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i