Giáo dục trẻ
   Hiếu động và thiếu tập trung ở trẻ
 

"So với trẻ cùng lứa, đứa con 3 tuổi của tôi rất hiếu động và không tập trung chú ý được lâu đến một vấn đề nào. Tình trạng trên có ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng học tập của cháu sau này không?".

Trả lời:

Chứng thiếu tập trung và hiếu động ở trẻ có các mức độ khácnhau:
- Vừa thiếu khả năng tập trung chú ý vừa hiếu động.
- Chủ yếu là rối loạn về khả năng chú ý.
- Chủ yếu là hiếu động và có hành vi mang tính xung năng.

Bệnh bắt đầu thể hiện từ khoảng 3 tuổi, bao gồm các triệu chứng như: Thiếu năng lực tập trung chú ý, tính tình đại khái, không chú ý kỹ đến các chi tiết, dễ phạm thiếu sót do cẩu thả, lúng túng và không hoàn thành nhiệm vụ được giao ở lớp học hay trong các hoạt động khác, không chú ý điều người khác nói với mình; dễ đãng trí; không có khả năng nghe cùng lúc hơn một lời dặn dò.Bệnh nhân cũng luôn cựa quậy, vặn vẹo, không thể ngồi yên, khó tham gia vào các công việc đòi hỏi yên tĩnh, hay chạy nhảy, leo trèo trong những hoàn cảnh không thích hợp; nói luôn miệng. Người lớn chưa hỏi hết câu, trẻ đã trả lời, trẻ không thể chờ đợi đến lượt mình, hay ngắt lời người khác, quậy phá.

Chứng thiếu tập trung và hiếu động ở trẻ có các mức độ khác nhau:
 
- Vừa thiếu khả năng tập trung chú ý vừa hiếu động.
 
- Chủ yếu là rối loạn về khả năng chú ý.
 
- Chủ yếu là hiếu động và có hành vi mang tính xung năng.
Ngoài ra, trẻ có vấn đề về giấc ngủ; không kiềm chế được ham muốn, không hòa hợp với xã hội, thu mình; không quan tâm tới sự an toàn cho bản thân.

Hiện chưa rõ nguyên nhân của bệnh. Yếu tố nguy cơ là mẹ bị nhiễm độc khi mang thai, sinh non; lịch sử gia đình có vấn đề về học tập, rối loạn hành vi hoặc có các vấn đề tâm lý - xã hội khác; trẻ có tiền sử chấn thương ở thần kinh trung ương. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào khẳng định rằng một trong những yếu tố nói trên là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh cho trẻ. Những trẻ bị bệnh, dù có khuyết tật về trí tuệ hay không, đều học tập kém.Thường chỉ đến khi trẻ đi học, bệnh mới được phát hiện dù đã có những dấu hiệu báo trước từ sớm. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh có thể tồn tại đến cả tuổi trưởng thành.

Rối loạn chú ý và hiếu động là một bệnh phức tạp, hiện vẫn không có biện pháp phòng bệnh nào tỏ ra hiệu quả. Khi nghi ngờ trẻ có biểu hiện thiếu tập trung và hiếu động, cần đưa đến bác sĩ tâm lý để đánh giá chính xác.Những biến chứng có thể gặp nếu không điều trị kịp thời là: trẻ không học được, bỏ học, phạm tội, có hành vi tội ác.

Người ta đã thử điều trị bệnh này bằng thuốc và tổ chức các lớp học đặc biệt. Các liệu pháp gồm: thay đổi hành vi, tư vấn cho các bậc cha mẹ,điều trị tâm lý. Ngoài ra, có thể tìm cách thay đổi môi trường sống của trẻ để hạn chế những yếu tố làm cho trẻ đãng trí, tổ chức lớp học một thầy một trò.

( Theo webTreTho )

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Khi trẻ bắt đầu vào tiểu học (6/11)
 Con bạn đến tuổi đi học chưa? (6/11)
 Giúp con vui đến trường (6/11)
 Chuẩn bị gì cho bé đến trường? (6/11)
 Chuẩn bị tâm lý cho trẻ đến trường lần đầu (6/11)
 Chuẩn bị cho con vào lớp 1 (6/11)
 Chuẩn bị cho Bé vào lớp 1 (6/11)
 Cho con ngày khai trường hoàn hảo (6/11)
 Để bé giảm bớt lo lắng khi tới trường (6/11)
 Chơi mà học, học mà chơi với "Quả táo màu nhiệm" (6/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i