|
Hoạt động CĐ ở khối mầm non gặp nhiều khó khăn (ảnh mang tính minh hoạ). |
Đến nay, hệ thống các trường ngoài công lập (NCL) đã có bước phát triển vượt bậc. Riêng khối ĐH, CĐ và trung cấp chuyên nghiệp đã có 85 trường NCL và hàng trăm trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT bán công, dân lập và tư thục. Điều này đang đặt ra rất nhiều vấn đề cho hoạt động CĐ ở khối các trường NCL.
Nhiều vướng mắcBức tranh" chung của các CĐCS NCL trực thuộc CĐ GD tỉnh, thành phố cho thấy, số trường có tổ chức CĐ mới đạt 70%, số LĐ gia nhập CĐ cũng chỉ đạt 77,5%. Số BCH hoạt động khá là 61%, trung bình và yếu chiếm 15%. Số CĐCS được chuyển kinh phí 2% cho hoạt động mới đạt 51,18%. Theo PGS - TS Lê Hồng Sơn - Chủ tịch CĐ GDVN - để hoạt động CĐ trường NCL có tính khoa học, thiết thực và đáp ứng yêu cầu của CB giảng viên, phù hợp với công tác quản lý của trường NCL (kể cả khối phổ thông và ĐH) thì còn rất nhiều vấn đề phải quan tâm.
Thực tế cho thấy, còn rất nhiều vấn đề cũng như ý kiến về hoạt động của CĐ khối trường NCL. Có những ý kiến cho rằng việc quản lý, điều hành, chịu trách nhiệm về ngân quỹ, trả lương cho CB giảng viên, thăm hỏi hiếu hỷ là trách nhiệm của HĐQT, nên HĐQT có vai trò rất quyết định; còn ban giám hiệu chỉ có trách nhiệm về mặt chuyên môn đào tạo. Có nơi lại khẳng định, CB giảng viên đều là những cổ đông và sự đóng góp cổ phần của họ đã tạo nên một quỹ tài chính cho nhà trường.
Vậy CĐ tham gia quản lý các hoạt động GD trong nhà trường theo phương thức nào, nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động CĐ lấy từ đâu? Hơn thế, làm thế nào để tổ chức CĐ bảo vệ được quyền lợi của đoàn viên và LĐ?
Chính những vướng mắc trên đã dẫn tới việc tổ chức họp, đại hội CĐ còn lúng túng. Vai trò và vị thế của CĐ chưa mạnh. Điều này thể hiện rõ trong việc ký HĐLĐ và ký TƯLĐTT với hiệu trưởng mới chỉ đạt tỉ lệ 10,4%; còn lại 89,6% là không thực hiện được.
Mô hình chưa phù hợp!Theo khảo sát của CĐ GDVN, hầu hết giáo viên và NLĐ trường NCL đều mong muốn khi thành lập trường thì thành lập CĐ ngay. Tuy nhiên, thành phần giáo viên thỉnh giảng của các trường NCL lại là đoàn viên ở một trường khác (thường là giáo viên trường công lập hoặc đã nghỉ hưu). Họ là một bộ phận nhân sự của trường dân lập, nhưng không phải là nguồn nhân lực để phát triển CĐ.
Đề cập tới mô hình hoạt động, Chủ tịch CĐ Trường THPT Văn Hiến (TPHCM) Bế Thế Hùng cho rằng, hiện nay CĐCS các trường NCL vẫn đang hoạt động theo cơ chế như CĐ trường công lập mà không được CĐ cấp trên hỗ trợ kinh phí. Cùng với vấn đề về kinh phí, ngay cả việc tổ chức, hoạt động theo mô hình CĐ trường công lập như hiện nay là hoàn toàn không phù hợp với các trường NCL.
Ở khối mầm non, vấn đề này còn có phần "căng" hơn. Theo chị Lê Thị Lý - Chủ tịch CĐ Trường Mầm non Nga Liên (huyện Nga Sơn, Thanh Hoá) - kinh phí hoạt động của CĐCS mầm non nói chung rất ít, thu nhập của đoàn viên thấp. Kinh phí CĐ GD huyện có hạn, chỉ cấp cho hoạt động theo tỉ lệ 1% của đoàn viên được hưởng lương và một phần trợ cấp 373.000đ cho đoàn viên là giáo viên hợp đồng.
Trao đổi với chúng tôi, Phó Chủ tịch CĐ GDVN Lương Tất Thuỳ cho biết: Nhu cầu của các trường NCL muốn thành lập CĐ lên tới 100%, song có rất nhiều trở ngại. Trong đó, có tình trạng chưa đủ số lượng đoàn viên theo quy định của điều lệ; kinh phí còn khó khăn; các trường chưa có điều kiện đóng góp 2% quỹ lương cho tổ chức CĐ.
Một số kiến nghị với TLĐ và Bộ GDĐT
- TLĐ cần xác định rõ hơn về hệ thống tổ chức của CĐ ngành GD, không nên để tình trạng chia khúc, cắt đoạn như hiện nay.
- Có hướng dẫn cụ thể về cơ chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức và hoạt động của ban thanh tra nhân dân ở các trường NCL.
- Xây dựng quy định về cơ chế bảo vệ CB CĐ, nhất là CB CĐCS hoạt động kiêm nhiệm.
- Bộ GDĐT cần có những quy định tạo điều kiện cho tổ chức CĐ tham gia vào hội đồng nhà trường.
-Ban hành những quy định cụ thể về thành lập CĐ và tạo điều kiện về vật chất, thời gian cho CĐ hoạt động.
B.C.Đ |
( Theo Lao Động )