Sức khoẻ
   Phát hiện sớm lồng ruột ở trẻ
 
Nếu con bạn đang khỏe mạnh bình thường bỗng khóc thét từng cơn, nôn ra thức ăn, đi ngoài ra máu, bạn cần đưa bé đến ngay bệnh viện bởi rất có thể bé đã bị lồng ruột. Nếu không được cấp cứu kịp thời, tai biến này có thể dẫn đến hoại tử ruột, thủng ruột, viêm phúc mạc, thậm chí gây tử vong. Lồng ruột là hiện tượng một đoạn ruột chui vào trong lòng đoạn ruột tiếp theo. Loại cấp cứu ngoại khoa này rất hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là ở lứa tuổi 5-9 tháng (chỉ 10-15% trường hợp là trẻ lớn hơn 2 tuổi). Lồng ruột hay gặp hơn ở trẻ em trai (60-70%), những trẻ bụ bẫm, khỏe mạnh. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân. Đại đa số trường hợp (khoảng 90%) trẻ bị lồng ruột tiên phát không có nguyên nhân rõ ràng. Một số giả thuyết cho rằng, lồng ruột xảy ra do kích thước của ruột có sự mất cân đối, quá sản tế bào lympho, polip, viêm đường hô hấp trên và viêm ruột... Bệnh thường xảy ra rất đột ngột và có những biểu hiện: - Đau bụng: Trẻ kêu khóc, khóc thét từng cơn, ưỡn người, trẻ nhỏ co 2 chân về phía bụng, bỏ bú, bỏ chơi. Nếu bệnh xảy ra vào ban đêm, trẻ đột nhiên thức giấc, khóc thét. Các cơn đau bụng thường kéo dài 4-5 phút và cách nhau khoảng 10-20 phút, có lúc hơi dịu đi, trẻ có thể bú chút ít nhưng sau đó cơn đau trở lại làm trẻ mệt lả, nằm lịm đi, vã mồ hôi. - Nôn: Xuất hiện ngay từ cơn đau đầu tiên do tình trạng lồng ruột gây ra tắc ruột hoặc bán tắc. Lúc đầu, trẻ nôn ra thức ăn, sau đó nôn ra dịch xanh và nếu để lâu, trẻ sẽ nôn ra dịch ruột mầu vàng. Do nôn nhiều lại không ăn uống được nên cơ thể bị mất nước, dẫn đến rối loạn các chất điện giải, trẻ rất mệt, nằm li bì hoặc kích thích, vật vã. - Đại tiện ra máu: Dấu hiệu này thường xuất hiện muộn. Tuy nhiên, đi ngoài ra máu cũng có thể xuất hiện sớm ở trẻ em nhỏ do lồng ruột quá chặt. Trong đa số trường hợp, máu trộn lẫn với chất nhầy, mầu đỏ hoặc nâu, có khi có cục máu đông. Nhiều người tưởng là trẻ bị bệnh lỵ, cho uống thuốc chữa lỵ khiến bệnh nặng hơn. Không phải đứa trẻ nào bị lồng ruột cũng có tất cả các triệu chứng điển hình kể trên. Vì vậy, nếu có một trong các biểu hiện nghi ngờ, nên đưa trẻ đến bệnh viện. Với sự hỗ trợ của X-quang và siêu âm, bác sĩ có thể chẩn đoán lồng ruột rất chính xác. Về điều trị, hiện phương pháp tháo lồng được sử dụng rộng rãi nhất là bơm không khí (dưới một áp lực nhất định) qua hậu môn để đẩy chỗ ruột lồng ra. Ngoài ra, có thể áp dụng các phương pháp như dùng chất cản quang borit, hoặc dùng nước muối sinh lý để tháo lồng dưới sự kiểm tra của siêu âm. Tỷ lệ thành công của những phương pháp này là khoảng 80-90%. Các trường hợp còn lại phải phẫu thuật tháo lồng do chỗ lồng quá chặt, không tháo được bằng những phương pháp trên hoặc do trẻ đến viện đã quá muộn. TS Trần Ngọc Sơn, Sức Khoẻ & Đời Sống
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Xây dựng trung tâm tim mạch trẻ em đầu tiên (15/1)
 Xem tivi nhiều ảnh hưởng đến khả năng đọc của trẻ (14/1)
 Đã có 8 trẻ em tử vong vì cúm A (10/1)
 Bụng khổng lồ do sán chó (9/1)
 Trẻ tử vong tại Viện Nhi Trung ương không phải do dịch (9/1)
 Không nên chụp CT cho trẻ (9/1)
 Chọn ngày giờ để sinh: hậu vận còn xa, hậu quả lãnh đủ (2/1)
 Một số thắc mắc về thuốc tránh thai (2/1)
 Điều trị suy thận trẻ em bằng thẩm phân phúc mạc (1/1)
 Tiêu chảy gây hại đến trí thông minh của trẻ (1/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i