Sức khoẻ
   Tác hại của màn hình đối với trẻ em
 
 
 Hãy lôi trẻ cách xa màn hình - Ảnh: flickr
Khi nói đến tác hại của việc trẻ em ngồi quá lâu trước màn hình, thường người ta nghĩ đến hậu quả là cận thị, nhưng hàng loạt công trình nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy tác hại còn lớn hơn rất nhiều; đó là bệnh béo phì, kém tập trung, có vấn đề về chuyển hóa, ung thư, tiểu đường, mất trí, dậy thì sớm...

Nhà tâm lý học và sinh học người Anh, Aric Sigman đã kết luận như vậy sau khi phân tích và tổng hợp từ 35 công trình nghiên cứu khoa học do các đồng nghiệp của ông tiến hành ở nhiều thời điểm khác nhau tại Anh và Mỹ. 

Ông cho biết khi trẻ em không chơi đùa, không hoạt động mà chỉ nằm dài xem TV, ăn vặt thì sự không hoạt động và ăn uống không đúng cách sẽ làm tích tụ mỡ, làm hỏng quá trình trao đổi chất, không tiêu hao năng lượng, có thể gây ra bệnh tiểu đường, làm suy yếu hệ miễn dịch. Xem không chớp mắt sẽ dẫn đến bệnh tim mạch, có thể bị đột quỵ. Ngoài ra, bị bệnh cận thị là điều ai cũng biết.

Xem TV quá nhiều làm giảm khả năng tập trung đến những gì không liên quan đến TV, điều này dẫn đến sự đãng trí, và chậm tốc độ phản xạ, làm tăng nguy cơ  mắc bệnh Alzheimer. Hơn nữa, TV làm tăng khả năng sản xuất melatonin, một loại hoóc-môn chủ yếu, một chất chống oxy hóa mạnh, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch và trong chu kỳ giấc ngủ, khiến trẻ dậy thì sớm hơn bình thường.

Việc thiếu ngủ kích thích sự thèm ăn và làm mất đi sự chênh lệch hoóc-môn giữa trạng thái no và đói, điều này cũng dẫn đến béo phì. Do khi xem TV, trẻ sẽ không phát triển khả năng đọc vì vậy não bộ sẽ phát triển không bình thường, kết quả là trí tuệ của trẻ sẽ không được như cha mẹ mong muốn.

Liên quan đến những tác hại kể trên, ông Sigman khẳng định trẻ em dưới 3 tuổi tuyệt đối không nên xem TV (các đồng nghiệp người Mỹ của ông thì cho rằng dưới 2 tuổi), trẻ em từ 3 đến 5 tuổi chỉ được phép xem không quá nửa giờ những chương trình thiếu nhi chất lượng tốt. Trẻ trong độ tuổi từ 5 đến 12 tuổi có thể xem 1 giờ mỗi ngày và thiếu niên thì được xem 1 tiếng rưỡi.

Cần phải cảnh giác không chỉ đối với TV mà đối với màn hình nói chung: máy vi tính, máy trò chơi đều gây hậu quả tương tự. Cần phải thấy rằng phần lỗi ở đây không phải do “màn hình” mà là do cha mẹ. Nhiều khi cha mẹ để con sử dụng màn hình để chúng không nghịch phá. Tại Anh quốc đã tổng kết rằng, ngày nay trẻ em từ 6 tuổi đã có 1 năm ngồi trước màn hình; trẻ em lớn hơn (từ 11 đến 15 tuổi) đã tiêu mất hơn 6 giờ/ngày vào việc này. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên lưu ý đến thời gian sử dụng màn hình của con mình.

Những kết luận của ông Aric Sigman gặp sự phản đối từ những khán giả TV cuồng tín đồng thời cũng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Hiệp hội nhà giáo quốc gia của nước Anh.

( Theo Gia Đình.Net )

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phòng ngừa sốt xuất huyết (20/7)
 Bài thuốc trị chứng ra mồ hôi... trộm (19/7)
 Quả lê - Thuốc quý chữa nhiệt (19/7)
 Hen phế quản ở trẻ (18/7)
 Bệnh Wilson: Hiếm gặp nhưng nguy hiểm! (18/7)
 8 biện pháp tăng sức đề kháng cho trẻ (17/7)
 Bệnh da ở trẻ nhỏ (17/7)
 Bệnh tay-chân-miệng: Phòng ngừa và xử trí (16/7)
 Nước ép trái cây, chống chỉ định (16/7)
 Chọn sữa tắm cho bé (14/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i