Sức khoẻ
   Học sinh bị xuất huyết tiêu hóa ngày càng tăng
 

 

Thời gian gần đây, số lượng học sinh THCS và chuyển cấp lên THPT nhập viện vì xuất huyết tiêu hóa tăng theo mỗi tuần.


TPHCM bác thông tin xuất hiện ca mắc bệnh bạch hầuBộ trưởng Bộ Y tế mong quốc tế chia sẻ kinh nghiệm khuyến sinhSởi, ho gà diễn biến phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu giảm tối đa nguy cơ bùng phát dịch


Các bác sĩ chỉ ra, tâm lý căng thẳng, stress, áp lực thi cử... cũng là một trong những lý do làm các bệnh xuất huyết đường tiêu hóa trở nặng - ảnh minh họa


Xuất hiện biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài phân đen kèm đau bụng, H.M.T. (16 tuổi, Ninh Bình) được gia đình đưa vào Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhi bị xuất huyết tiêu hóa do loét hoành tá tràng, có nhiễm vi khuẩn H.pylori.

 

Tìm hiểu tiền sử, các bác sĩ Trung tâm Nhi khoa được biết, vào tháng 4/2024, em H.M.T. đã phải vào bệnh viện địa phương điều trị 2 tuần với tình trạng tương tự. Sau 2 tháng, bệnh cũ của em H.M.T. lại tái phát với những biểu hiện nặng nề hơn.

 

Tương tự, bệnh nhân K.L. (13 tuổi, Hà Nội) cũng nhập viện do tái phát bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Trước đó em đã có tiền sử xuất huyết tiêu hóa do loét hành tá tràng có nhiễm vi khuẩn H.pylori.

 

Theo ghi nhận của Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai, liên tục trong vòng mấy tháng nay, số bệnh nhân nhi ở lứa tuổi THCS và chuyển cấp lên THPT nhập viện vì xuất huyết dạ dày ngày một tăng. Cụ thể, nhóm tuổi mắc bệnh tập trung ở độ tuổi 14 -16 tuổi.

 

ThS.BS Nguyễn Hữu Hiếu (Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự tái phát xuất huyết tiêu hóa là do viêm loét dạ dày, tá tràng có nhiễm vi khuẩn H.pylori. Hầu hết, trẻ chưa tuân thủ đúng phác đồ điều trị nghiêm ngặt. Ngoài ra, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt cũng chưa phù hợp, tác động đến bệnh.

 

Do đó, các bác sĩ lưu ý, cần tránh để trẻ ăn uống không đúng cách, hạn chế chất kích thích, hạn chế sử dụng đồ cay nóng, chiên xào; ăn đúng bữa, không vội vàng.

 

Về chế độ sinh hoạt, trẻ cần ngủ đủ giấc; tránh thức quá khuya, áp lực học hành căng thẳng, chơi điện tử quá nhiều.

 

Đặc biệt, các bác sĩ lưu ý, các nguyên nhân tâm lý, tinh thần như: stress, căng thẳng, sợ hãi kéo dài, những áp lực tinh thần trong cuộc sống, có thể do học hành, thi cử... cũng là căn nguyên khiến bệnh này trở nặng.

 

H.Anh (Phunuonline)

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Viêm tai giữa - bệnh thường gặp khi trẻ đi bơi (15/7)
 Đây là mùa trẻ em dễ bị đuối nước, vì vậy hãy ghi nhớ những mẹo phòng chống đuối nước này nhé! (21/6)
 Nguy kịch sau khi chạm vào dây sạc điện thoại đang cắm (14/6)
 Vụ 2 bà cháu tử vong, 2 người nhập viện vì viêm màng não mô cầu: Bộ Y tế chỉ đạo khẩn (14/6)
 Hai trẻ bị đuối nước bể bơi khi theo bố mẹ đi nghỉ dưỡng ở Hạ Long (7/6)
 Bé 3 tuổi bị quạt máy cắt đứt lìa ngón tay (7/6)
 Dùng nhiều thuốc bổ, thực phẩm chức năng cho trẻ có nên không? (20/5)
 6 cách bảo vệ trẻ trong mùa nóng (6/5)
 Trẻ ho nhiều về đêm cảnh báo bệnh gì? (23/4)
 Dấu hiệu cần nhập viện khi trẻ mắc tay chân miệng (18/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i