Bé tuổi sơ sinh
Tài liệu > Góc mẹ > Bệnh trẻ em > Bé tuổi sơ sinh
   Hội chứng trẻ sơ sinh thừa cân


Ngày 28/11, bé gái T.T.V.A chào đời tại Bệnh viện (BV) Từ Dũ TP.HCM nặng 4,3 kg. Em bé này được sinh mổ, sau đó được chuyển đến chăm sóc và theo dõi đặc biệt tại Khoa Sơ sinh vì lý do nặng cân hơn mức bình thường.

Mẹ tiểu đường, béo phì sẽ sinh con thừa cân

 Nhiều trẻ sơ sinh nặng cân được chăm sóc tại Khoa Sơ sinh BV Từ Dũ TP.HCM.
Tại Khoa Sơ sinh của BV Từ Dũ, có những đứa bé thừa cân trông rất bụ bẫm và không mắc bệnh tật bẩm sinh nào. Bác sĩ Ngô Minh Xuân, Trưởng Khoa Sơ sinh, cho biết nếu trẻ chào đời đủ tháng và trên 3,8 kg được xem là nặng cân.

Tất cả những trẻ này mặc dù trông bình thường nhưng sức khỏe yếu hơn so với nhóm trẻ nằm trong khoảng 2,5 kg đến 3,8 kg.

Từ trước đến nay, nhiều bà mẹ vẫn muốn con mình sinh ra trông thật bụ bẫm nên quan niệm không phải ăn cho mình mà ăn cả cho con đang trong bụng. Vì vậy, họ ra sức ăn và tăng cân một cách quá mức.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Minh Xuân, đây chính là quan niệm sai lầm. Trẻ nặng hơn 3,8 kg có thể mắc nhiều bệnh lý khác nhau như hạ đường huyết, suy hô hấp, hồng cầu đậm đặc gây vàng da do hầu hết mẹ của chúng mắc bệnh tiểu đường.

Vì vậy, trẻ cần được theo dõi chặt chẽ, nhất là những ngày đầu sau sinh để hạn chế những biến chứng. Đặc biệt, những thai phụ tăng cân từ 15 kg trở lên trong lúc mang thai dễ sinh con thừa cân. Nếu trẻ có cả cha và mẹ thừa cân thì nguy cơ thừa cân của trẻ cũng tăng từ 3,4 đến 6,2 lần so với trẻ có cha mẹ bình thường.

Trẻ thừa cân sơ sinh mắc nhiều bệnh mãn tính

Khảo sát của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho thấy những trẻ sinh ra có cân nặng sơ sinh trên 3,5 kg có nguy cơ bị thừa cân cao hơn 2,4 lần so với trẻ có cân nặng thấp hơn mức này.

Và những trẻ này nếu không được bú sữa mẹ thì nguy cơ thừa cân sau này sẽ tiếp tục tăng lên vì theo bác sĩ Nguyễn Thanh Danh, Trung tâm Dinh dưỡng, nếu trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ thì nguy cơ thừa cân sẽ cao hơn 2,8 lần so với trẻ được bú sữa mẹ.

Những trẻ thừa cân sơ sinh dễ mắc những bệnh mãn tính như: đái tháo đường, tăng huyết áp, mạch vành, sỏi mật, ung thư... khi lớn lên.

Hiện nay, mặc dù biết được nguy cơ mắc những bệnh mãn tính của trẻ thừa cân sơ sinh nhưng việc theo dõi trẻ sau này rất khó khăn.

Bác sĩ Ngô Minh Xuân cho biết, các BV phụ sản chỉ có thể theo dõi trẻ trong thời gian ngắn sau khi chào đời, còn giai đoạn sau cần phải có sự theo dõi chặt chẽ của gia đình về chế độ ăn, dinh dưỡng và vận động hợp lý.

Cha mẹ trẻ cần biết được những chỉ số phát triển cân đối giữa cân nặng, chiều cao và độ tuổi để theo dõi sự phát triển của trẻ và hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho trẻ.

Tăng cân hợp lý trong các giai đoạn của thai kỳ

Bác sĩ Nguyễn Thanh Danh khuyến cáo sự tăng cân của thai nhi phụ thuộc vào sự tăng cân của mẹ. Trong suốt quá trình mang thai người mẹ cần tăng từ 9-12 kg, trong đó 3 tháng đầu tăng 1-2 kg; 3 tháng giữa tăng 3-4 kg; 3 tháng cuối tăng 5-6 kg.

Nếu mẹ tăng cân tốt thì sau 9 tháng mang thai, người mẹ sinh đủ tháng, thai nhi sẽ đạt được 3kg. Mẹ tăng cân tốt, người mẹ sẽ tích lũy mỡ là nguồn năng lượng dự trữ để tạo sữa sau khi sinh. Mẹ ăn uống quá nhiều sẽ sinh con béo phì.

Ngược lại nếu người mẹ ăn uống kém, không tăng đủ cân trong quá trình thai nghén sẽ làm tăng nguy cơ mẹ bị suy kiệt sẽ sinh con suy dinh dưỡng. Khi đó việc nuôi dưỡng trẻ sẽ rất vất vả, sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ cũng bị ảnh hưởng.

Các nhóm dinh dưỡng cần được bổ sung khi mang thai

Khi mang thai, nhu cầu chất đạm của người mẹ tăng lên một phần để tổng hợp protein cho cơ thể mẹ, đồng thời còn phải cung cấp protein cho thai nhi và nhau thai hình thành và phát triển. Chất đạm cần cho sự phát triển mọi bộ phận của thai nhi, đặc biệt là tế bào não.

Các loại thức ăn động vật như: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua... có nhiều đạm quý cần được ưu tiên. Tôm, cua, cá, ốc, là nguồn canxi tốt giúp tạo khung xương vững chắc của bào thai và phòng loãng xương cho người mẹ.

Nhóm chất béo cần được bổ sung thêm khi có thai để giúp tạo năng lượng dự trữ và gây dựng các tế bào của thai nhi.

Bữa ăn của bà mẹ mang thai không thể thiếu rau xanh, quả chín. Các loại rau, củ, quả là nguồn cung cấp vitamine C, vitamine A, vitamine E giúp bà mẹ tăng cường sức đề kháng; cung cấp chất sắt, axit folic tham gia vào quá trình tạo máu...

Lượng nước cần thiết hằng ngày khoảng 1,5 lít. Các loại nước tốt cho cơ thể mẹ là: nước rau, nước quả, nước chín. Không nên sử dụng các loại nước giải khát công nghiệp có lượng đường cao.

 (Theo Người Lao Động)


 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Vàng da sơ sinh (6/2)
 Chăm sóc trẻ sơ sinh bình thường. (6/2)
 Trẻ sinh thiếu hay thừa cân đều bất lợi. (6/2)
 Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh. (19/10)
 Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh (25/9)
 Lưu ý khi cho con bú (21/9)
 Tắm cho trẻ sơ sinh là việc làm cần thiết (21/9)
 Bệnh gan ảnh hưởng đến thai nhi ra sao. (12/9)
 5 bí mật của trẻ sơ sinh. (24/8)
 Có nên cho trẻ bú khi mẹ bị ốm. (22/8)
 Chữa chứng khóc đêm (22/8)
 Can thiệp lúc sinh không gây hại cho não trẻ. (22/8)
 Vàng da trẻ sơ sinh (16/8)
 Một số loại bệnh có liên quan đến trọng lượng của trẻ lúc lọt lòng (7/8)
 Trẻ sơ sinh không nên ngủ sấp (26/7)
 Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh (3/7)
 Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh (3/7)
 Bệnh mắt ở trẻ sơ sinh (27/6)
 Bạn biết gì về trẻ sơ sinh (27/6)
 Trì hoãn cắt dây rốn sẽ giúp bé tránh bị thiếu máu (27/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i