Sức khỏe và Phát triển
Tài liệu > Góc mẹ > Sức khỏe và Phát triển
   3 tín hiệu cho thấy con đang trong "Giai đoạn vàng" phát triển chiều cao, bỏ lỡ mất 5cm

 

Chiều cao của trẻ 70% phụ thuộc vào di truyền, 30% còn lại chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài. Cha mẹ cần nắm bắt "giai đoạn vàng" tăng trưởng chiều cao của con, tránh bỏ lỡ những tín hiệu quan trọng.


1. Dấu hiệu 1: Trẻ ăn nhiều hơn, luôn muốn ăn

 

Tôi từng đọc một câu chuyện trên mạng và rất xúc động. Chấn Chấn và Lạc Lạc là một cặp song sinh. Vì lý do công việc, bố mẹ chỉ có thể nuôi một bé, bé còn lại sống với bà nội.

 

Đến khoảng 8 tuổi, cả hai bé đột nhiên ăn rất nhiều. Mẹ của hai bé nhận ra đây là "giai đoạn tăng trưởng chiều cao", liền gọi điện cho bà nội, dặn bà cho Lạc Lạc bổ sung thêm dinh dưỡng. Đồng thời, người mẹ cũng bắt tay vào việc chăm sóc chế độ ăn cho Chấn Chấn: từ ăn gì, ăn như thế nào, thực phẩm nào bổ sung canxi... đều được sắp xếp tỉ mỉ.

 

Tuy nhiên, bà nội lại không để ý đến lời dặn của mẹ bé, cho rằng trẻ ăn nhiều dễ bị khó tiêu. Bà không những không cho Lạc Lạc ăn thêm mà còn kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn hàng ngày của bé, với lý do: duy trì cảm giác đói.

 

Một năm sau, do công việc thay đổi, hai vợ chồng đón cả hai con về sống chung. Nhưng chẳng bao lâu, họ phát hiện ra một vấn đề: cùng là song sinh, vậy mà Chấn Chấn lại cao hơn anh trai Lạc Lạc tới 10cm.

 

Đưa Lạc Lạc đi khám, kết quả khiến cả gia đình bất ngờ. Nhưng lúc này, mọi chuyện đã rồi, nói gì cũng đã muộn.

 

ảnh minh họa.

 

Tôi từng đọc một bài phân tích về 600 trường hợp trẻ thấp còi của giáo sư Phan Huệ (Bệnh viện Hiệp Hòa, Trung Quốc). Bà cho biết: 60%-70% trẻ em thiếu thói quen ăn uống tốt, ví dụ như kén ăn, ăn không cân bằng. Những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ mà về lâu dài còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe suốt đời.

 

Sau đó, giáo sư Phan Huệ đã đưa ra danh sách các thực phẩm cần bổ sung trong "giai đoạn vàng" tăng trưởng chiều cao:

 

Bổ sung canxi: Thiếu canxi khiến chiều cao khó phát triển, răng không thể canxi hóa, dễ mắc các bệnh rối loạn xương. Ngoài thuốc, có thể bổ sung canxi qua thực phẩm như: chà bông cá, vỏ tôm, sữa bột nguyên kem, tôm khô, bơ mè, phô mai, đậu nành, rong biển, sữa bò...

 

Tùy theo độ tuổi:

 

Trẻ dưới 6 tuổi: cần <800mg canxi/ngày

Trẻ trên 7 tuổi: cần khoảng 1100mg canxi/ngày

 

Bổ sung sắt: Thiếu sắt khiến niêm mạc dạ dày ruột teo, tiết dịch vị giảm, gây chán ăn, suy dinh dưỡng. Thực phẩm giàu sắt: mộc nhĩ đen, rong biển, tôm, bơ mè, nhãn nhục, nấm tuyết, gan heo, tiết heo, tương đậu, đậu nành, cần tây...

 

Bổ sung vitamin: Thiếu vitamin làm trẻ chậm phát triển chiều cao và trí tuệ, có thể gây còi xương, giật mình về đêm...

 

Ảnh minh họa

2. Dấu hiệu 2: Trẻ đau nhức cơ bắp

 

Năm lớp 9, thành phố của chúng tôi đưa môn thể dục vào hệ thống tính điểm. Để đạt điểm tuyệt đối, Tiểu Hạo mỗi ngày sau khi tan học đều ra sân tập luyện: chạy bộ, gập bụng, nhảy xa, nhảy cao...

 

Ban đầu, chỉ là để lấy điểm. Nhưng sau hai tháng tập luyện, Tiểu Hạo phát hiện mình đã cao thêm 8cm. Bác Lý vội vàng đưa con đi khám, kết quả cho thấy xương của cậu bé đã giãn ra - chiều cao tăng lên một cách tự nhiên.

 

Đây chính là tác dụng "nhân đôi" của vận động đối với sự phát triển chiều cao trong giai đoạn vàng.

 

Trong cuốn sách Chuyên gia Hiệp Hòa nói về tăng trưởng chiều cao, có viết:

 

"Trẻ em vận động hợp lý giúp tuần hoàn máu tốt, tăng cường máu đến xương, xương được nuôi dưỡng đầy đủ và phát triển nhanh hơn".

 

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trẻ có thói quen vận động thường cao hơn trẻ ít vận động từ 2-3cm.

 

Cha mẹ nên căn cứ vào sự phát triển thể chất để chọn vận động phù hợp cho con:

 

Khoảng 3 tuổi: Cơ thể còn yếu và mềm mại, nên chơi các trò như bò, nhảy dây, lò cò, chơi bóng...

 

Khoảng 4 tuổi trở lên: Nên cho trẻ vận động ngoài trời thường xuyên, tắm nắng nhẹ để tăng hấp thu vitamin D.

 

3. Dấu hiệu 3: Trẻ cáu gắt, dễ xúc động

 

Con tôi từng học 5 lớp học thêm: tiếng Anh, toán nâng cao, quốc học, tư duy, vẽ tranh... Từ thứ Hai đến Chủ nhật, lịch học kín mít, có hôm còn phải chạy sô từ lớp này sang lớp kia.

 

Suốt một năm, cả mẹ lẫn con đều căng thẳng. Con thường xuyên ôm đầu khóc, cảm xúc rất khó kiểm soát, ngày nào cũng cãi nhau với tôi. Chiều cao thì không nhúc nhích.

 

Cho đến kỳ nghỉ hè lớp 6, tôi đưa con về quê chơi hai tháng. Mỗi ngày, con hoặc xuống sông mò cua bắt ốc, hoặc trèo cây hái quả, chơi đùa quên trời đất.

 

Đến khi kiểm tra sức khỏe đầu năm lớp 7, con tôi đã cao thêm 5cm chỉ trong hai tháng hè. Sau đó, tôi mới hỏi bác sĩ khoa xương khớp thì được giải thích:

 

"Cảm xúc biến động mạnh là tín hiệu ngầm cho thấy trẻ đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chiều cao. Nhưng nhiều cha mẹ lại cho rằng đó chỉ là 'tuổi nổi loạn''.

 

Bác sĩ còn nói thêm: Khi trẻ bị áp lực học hành kéo dài, hệ thần kinh sẽ căng thẳng, ức chế cảm xúc. Dù dinh dưỡng và vận động đầy đủ, trẻ vẫn có thể không cao lên.

 

Nhà tâm lý học trẻ em Daniel Pais (Viện Tâm lý học bang New York, Mỹ) từng nghiên cứu và cho biết:

 

"Bé gái sống trong trạng thái lo âu kéo dài thường thấp hơn trung bình 5,08cm so với các bạn có cảm xúc ổn định, khó đạt chiều cao trên 157cm".

 

Căng thẳng kéo dài làm gián đoạn hoạt động của trục dưới đồi - tuyến yên, từ đó cản trở việc tiết hormone tăng trưởng - yếu tố chính quyết định chiều cao của trẻ.

 

Thường xuyên quan tâm đến cảm xúc của con, tạo bầu không khí gia đình vui vẻ, hòa thuận, kịp thời giải tỏa những cảm xúc tiêu cực của con. Dạy con cách thể hiện cảm xúc, ví dụ như khi buồn muốn khóc, khi tức giận muốn nổi nóng, hãy để con bộc lộ cảm xúc bị dồn nén chứ không phải giữ trong lòng.

 

Kiên trì một thời gian, bạn sẽ thấy rằng: Muốn con cao lớn không khó, quan trọng là cha mẹ có nhìn thấy những tín hiệu ngầm mà con phát ra hay không. Đằng sau những tín hiệu bất thường này đều ẩn chứa "mật mã" tăng trưởng chiều cao mà cha mẹ cần phân tích và giải mã từng chút một. Cha mẹ cần cẩn trọng, đừng để đến khi con thực sự bỏ lỡ "giai đoạn vàng" tăng trưởng chiều cao mới nhận ra mình đã lỡ mất.

 

Theo Phụ nữ số

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hành động nhanh và cẩn thận là chìa khóa giúp con tránh mắc bệnh sởi! (1/4)
 Vì sao phải tiêm vaccine phòng bệnh sởi cho trẻ? (1/4)
 Nguyên nhân khiến trẻ đau bụng (25/3)
 Từng mắc quai bị có vô sinh không? (25/3)
 Những bệnh trẻ thường mắc khi trời nồm (12/3)
 Trẻ nhỏ cũng có nguy cơ đột quỵ (11/3)
 Đảm bảo sức khỏe của trẻ trước mưa trái mùa (3/3)
 Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do tiếp xúc sớm với thiết bị điện tử (25/2)
 Trẻ có thể suy giảm kỹ năng vận động tinh khi nhìn màn hình điện tử quá nhiều (25/2)
 Cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà (14/2)
 Dấu hiệu trẻ mắc cúm A (14/2)
 7 cách giảm đau bụng cho trẻ (4/2)
 3 loại bệnh dễ tấn công trẻ trong mùa đông (4/2)
 4 nguyên tắc chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày, cha mẹ cần nhớ để khỏi hại con (15/1)
 Các bệnh thường gặp ở trẻ dịp cuối năm (15/1)
 Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ho kéo dài? (8/1)
 Bác sĩ chỉ cách phòng tránh những bệnh trẻ dễ mắc trong mùa đông (8/1)
 9 dấu hiệu cảnh báo bố mẹ nhận biết con bị rối loạn sức khỏe tâm thần (31/12)
 Xót xa đôi mắt của em bé 5 tuổi nghiện điện thoại (31/12)
 Phòng viêm phổi cho trẻ mùa lạnh (19/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay

baner tuyen dung
Giấy thần kì
Morphun
Cubetto
Baner_ Nutrikids


MorphunGiấy thần kìCubetto431
Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i
Loading...