Sức khỏe và Phát triển
Tài liệu > Góc mẹ > Sức khỏe và Phát triển
   Trẻ nhỏ cũng có nguy cơ đột quỵ

 

Nhiều người lầm tưởng bệnh đột quỵ chỉ xảy ra ở người già, nhưng theo các chuyên gia, trẻ em và trẻ sơ sinh cũng là những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.

 


Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, vừa cấp cứu thành công trường hợp bệnh nhi 12 tuổi đột qụy não, nhập viện trong tình trạng ngất xỉu, lơ mơ, tiền sử không ghi nhận bất thường.

 

Trẻ 7 tuổi đột quỵ được điều trị thành công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Ảnh: BVCC.

 

Khai thác tiền sử, gia đình cho biết, trẻ đang chơi thì bỗng đau đầu đột ngột, các triệu chứng xuất hiện nhanh. Ban đầu, người nhà chỉ nghĩ con bị cảm, đưa vào bệnh viện tuyến huyện. Bác sĩ nghi ngờ đột quỵ, chuyển thẳng đến Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Tại đây, bệnh nhi được chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang, các bác sĩ xác định trẻ vỡ mạch máu não do dị dạng động tĩnh mạch não bẩm sinh.

 

Sau khi chụp cắt lớp vi tính, các bác sĩ đã phải can thiệp mạch. Sau 2 giờ đồng hồ, ca can thiệp thành công, bệnh nhân nhi sức khỏe ổn định, được nút thắt hoàn toàn khối dị dạng mạch máu. Hiện, trẻ tiếp tục được theo dõi tích cực.

 

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn thông tin thêm, thời điểm gần đây, bệnh viện liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị đột quỵ với biến chứng nặng. Thực tế cho thấy, rất nhiều người lầm tưởng bệnh đột quỵ chỉ xảy ra ở người già, nhưng trẻ em và trẻ sơ sinh cũng là những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Nếu như nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ chủ yếu liên quan đến bệnh xơ vữa động mạch, rung nhĩ, bệnh tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, thì ở trẻ em đột quỵ thường liên quan đến các bệnh lý về tim mạch, bệnh lý về mạch máu, hay gặp nhất là bệnh lý bóc tách động mạch, viêm động mạch và dị dạng động mạch. Ngoài ra, trẻ nhỏ mắc các bệnh về máu sẽ dẫn đến tình trạng tăng đông máu hoặc giảm đông máu.

 

Các ghi nhận cho thấy tình trạng đột quỵ ở trẻ em có tỷ lệ cao là do nguyên nhân vỡ dị dạng mạch máu não. Hầu hết các trường hợp trẻ bị dị dạng mạch máu não từ khi được sinh ra, nghĩa là do bẩm sinh. Dị dạng mạch máu não có thể không gây ra triệu chứng gì, nên nhiều gia đình sẽ không phát hiện ra, cho đến khi mạch máu não vỡ, dẫn đến xuất huyết. Một số khác đột quỵ ở trẻ em có thể liên quan đến gene.

 

PGS.TS Mai Duy Tôn - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: "Trung tâm từng điều trị nhiều bệnh nhân trẻ bị đột quỵ, trong đó có cả trẻ em dưới 15 tuổi. Như trường hợp bệnh nhi 9 tuổi khi đang đi học, đột ngột yếu tê bì nửa người bên trái, được đưa vào viện tỉnh cấp cứu. Kết quả chụp cắt lớp vi tính chưa phát hiện tổn thương nhưng kết quả chụp cộng hưởng từ phát hiện nhồi máu não. Thực tế cho thấy, bất kể ai, dù già hay trẻ, đều có thể bị đột quỵ tấn công bất cứ lúc nào".

 

Đột quỵ ở trẻ em đang là một thách thức không nhỏ đối với các bác sĩ trong việc chẩn đoán, nhận biết bệnh vì trẻ con không biết cách than phiền, nhất là trẻ chưa biết nói. Trẻ đau đầu chỉ có thể quấy khóc. Đây cũng không phải là bệnh phổ biến hay gặp ở trẻ em. Điều này kéo theo việc chẩn đoán bệnh chậm trễ, quá giờ vàng để can thiệp cứu sống các bé.

 

"Ở trẻ em, đột quỵ nhồi máu não gây nguy cơ tử vong rất cao, tuy nhiên những hiểu biết về bệnh lý này còn hạn chế, nên dễ dẫn đến chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác, làm chậm trễ quá trình điều trị" - PGS.TS Mai Duy Tôn đánh giá.

 

TS.BS Nguyễn Thị Minh Đức - Trưởng khoa Nội Thần kinh (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh nêu thực trạng: "Nghe tới đột quỵ người ta thường nghĩ đó là bệnh của người lớn. Nhưng trên thực tế, tỷ lệ trẻ em hoặc người trẻ tuổi mắc phải căn bệnh này dù không nhiều vẫn có thể xảy ra. Nhiều trẻ bị đột quỵ được cứu sống kịp thời, nhiều trẻ để lại di chứng và nhiều trẻ đã không thể cứu chữa được do đến bệnh viện quá muộn".

 

BS Đức lý giải, trẻ được đưa đến bệnh viện cấp cứu và chẩn đoán đột quỵ thông thường ở độ tuổi từ 9 - 12 và có bé chưa đầy một tuổi, phần lớn bị hẹp động mạch nội sọ, vỡ mạch máu dị dạng hay có kèm theo bệnh tim bẩm sinh. Đối với trẻ em, vỡ dị dạng mạch máu não là nguyên nhân phải nghĩ đến đầu tiên trong bệnh cảnh đột quỵ não. Điều này khác hoàn toàn với đột quỵ ở người cao tuổi vốn có nguyên nhân thường gặp là tắc mạch gây nhồi máu não nhiều hơn. Nếu như đột quỵ ở người lớn liên quan đến các bệnh lý như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường và lối sống (ăn nhiều dầu mỡ, hút thuốc, lười vận động...); thì đột quỵ ở trẻ không liên quan đến lối sống mà chủ yếu là do bệnh lý tim bẩm sinh, bất thường mạch máu não...

 

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ huynh cần lưu ý khi trẻ có biểu hiện đau đầu dữ dội, nôn ói, méo miệng kèm theo co giật hoặc yếu liệt một bên hay trẻ quấy khóc, nôn vọt sau bú... cần đưa đến bệnh viện có chuyên khoa thần kinh hoặc chuyên khoa nhi để khám, can thiệp và điều trị kịp thời.

 

Theo Đại Đoàn Kết

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Đảm bảo sức khỏe của trẻ trước mưa trái mùa (3/3)
 Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do tiếp xúc sớm với thiết bị điện tử (25/2)
 Trẻ có thể suy giảm kỹ năng vận động tinh khi nhìn màn hình điện tử quá nhiều (25/2)
 Cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà (14/2)
 Dấu hiệu trẻ mắc cúm A (14/2)
 7 cách giảm đau bụng cho trẻ (4/2)
 3 loại bệnh dễ tấn công trẻ trong mùa đông (4/2)
 4 nguyên tắc chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày, cha mẹ cần nhớ để khỏi hại con (15/1)
 Các bệnh thường gặp ở trẻ dịp cuối năm (15/1)
 Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ho kéo dài? (8/1)
 Bác sĩ chỉ cách phòng tránh những bệnh trẻ dễ mắc trong mùa đông (8/1)
 9 dấu hiệu cảnh báo bố mẹ nhận biết con bị rối loạn sức khỏe tâm thần (31/12)
 Xót xa đôi mắt của em bé 5 tuổi nghiện điện thoại (31/12)
 Phòng viêm phổi cho trẻ mùa lạnh (19/12)
 Những thói quen thường gặp khiến trẻ thấp lùn (19/12)
 Cẩn thận khi trẻ bị sốt kéo dài khi thời tiết ngày một lạnh hơn (11/12)
 Cẩn thận với loại "virus mùa lạnh" gây nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, đặc biệt là trẻ nhỏ (11/12)
 Chất gây ung thư cấp độ 1 này được 'giấu' trong phòng ngủ của trẻ em! Thời gian tiếp xúc càng lâu thì nguy cơ càng lớn, nhiều gia đình mắc phải (2/12)
 Bác sĩ chỉ cách phòng tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm xoang ở trẻ em (2/12)
 Những thay đổi về thể chất, tâm lý khi trẻ dậy thì (23/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay

baner tuyen dung
Giấy thần kì
Morphun
Cubetto
Baner_ Nutrikids


MorphunGiấy thần kìCubetto431
Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i
Loading...