Sức khỏe và Phát triển
Tài liệu > Góc mẹ > Sức khỏe và Phát triển
   Dấu hiệu trẻ mắc cúm A

 

Ngoài các triệu chứng sốt, ho, đau họng, trẻ nhiễm cúm A thường sốt cao, da mắt sung huyết, nặng có cảm giác khó thở, viêm phổi, viêm tiểu phế quản.

 

Theo TS.BS Đặng Thị Thúy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường xảy ra vào mùa đông - xuân và khi giao mùa (hay còn gọi cúm mùa).

 

Bệnh cúm A có thể gây ra bởi các chủng như H1N1, H2N3, H7N9. Bệnh lây lan qua đường hô hấp thông qua các hạt bụi nước, giọt bắn li ti dính virus được thải ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc với các đồ vật, bề mặt nhiễm virus đưa lên mắt, mũi, miệng.

 

Triệu chứng ban đầu của nhiễm cúm A hay bệnh cúm mùa nói chung và nhiễm các virus gây viêm đường hô hấp khác là tương tự nhau, trẻ thường có sốt, viêm long đường hô hấp (như ho, hắt hơi, sổ mũi), đau họng... Do vậy, khi trẻ có những dấu hiệu này cha mẹ thường rất khó phân biệt được có phải trẻ mắc cúm A hay không.

 

Ngoài các triệu chứng ban đầu như trên, cần lưu ý trẻ nhiễm cúm A thường sốt cao, da mắt sung huyết, họng sung huyết, đỏ toàn bộ, trẻ mệt mỏi, ăn kém, quấy khóc, nhiều trường hợp nặng có cảm giác khó thở, viêm phổi, viêm tiểu phế quản.

 

Nhân viên y tế kiểm tra sức khoẻ cho trẻ bị cúm. (Ảnh: BVCC)

 

Khi trẻ có biểu hiện của sốt cao và viêm long đường hô hấp như đã đề cập ở trên, cha mẹ cần cho con đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chẩn đoán bệnh, từ đó sẽ được các bác sĩ tư vấn cách chăm sóc và điều trị phù hợp với tình trạng của từng trẻ.

 

Phần lớn trẻ mắc cúm mùa được chẩn đoán mắc cúm đơn thuần sẽ được kê đơn thuốc điều trị ngoại trú. Những trường hợp có biểu hiện của biến chứng viêm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản sẽ có chỉ định nhập viện điều trị.

 

Cúm mùa thường tiến triển lành tính, nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng nặng và nguy hiểm thường gặp ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp.

 

Hiện có phác đồ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh cúm mùa của Bộ Y tế, bệnh đã có thuốc điều trị đặc hiệu và được chỉ định dùng cho những trường hợp cụ thể, phác đồ cũng hướng dẫn các biện pháp điều trị triệu chứng và các trường hợp cúng mùa có biến chứng.

 

Khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, cho con uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng và dễ hấp thu, uống thuốc hạ sốt, thuốc điều trị triệu chứng (thuốc ho, thuốc cảm chống ngạt mũi), vitamin (đặc biệt là vitamin C) hỗ trợ tăng sức đề kháng. Lưu ý, các thuốc được sử dụng phải do bác sĩ chỉ định, cha mẹ không được tự ý sử dụng.

 


TS.BS Đặng Thị Thúy khuyến cáo, cúm A là bệnh rất dễ lây lan, mọi người đều có thể mắc đặc biệt là trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai.

 

Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng cúm chủ động, thời điểm tiêm thích hợp là trước lúc giao mùa đông xuân khoảng 3 tháng (tháng 7-9 hàng năm) để cơ thể kịp sản sinh những kháng thể cần thiết để chống lại virus gây bệnh. Virus cúm không ngừng biến đổi, sau một năm thì kháng thể cũng dần ít đi, do vậy nên tiêm phòng nhắc lại hàng năm.

 

Ngoài ra cần chú ý nâng cao thể trạng cho trẻ: cho trẻ ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin khoáng chất, vitamin tổng hợp theo lứa tuổi.

 

Mọi người cần giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà, sau khi đi vệ sinh. Mọi người hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng. Bạn cần thường xuyên vệ sinh không gian sống và vui chơi của trẻ, đặc biệt là môi trường lớp học, các đồ chơi, vật dụng trẻ tiếp xúc hàng ngày.

 

Đây là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do vậy tránh đưa trẻ tập trung nơi đông người, đặc biệt là tiếp xúc với những người bị cúm. Cần đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để để hạn chế lây nhiễm.

 

Theo VTC News

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 7 cách giảm đau bụng cho trẻ (4/2)
 3 loại bệnh dễ tấn công trẻ trong mùa đông (4/2)
 4 nguyên tắc chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày, cha mẹ cần nhớ để khỏi hại con (15/1)
 Các bệnh thường gặp ở trẻ dịp cuối năm (15/1)
 Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ho kéo dài? (8/1)
 Bác sĩ chỉ cách phòng tránh những bệnh trẻ dễ mắc trong mùa đông (8/1)
 9 dấu hiệu cảnh báo bố mẹ nhận biết con bị rối loạn sức khỏe tâm thần (31/12)
 Xót xa đôi mắt của em bé 5 tuổi nghiện điện thoại (31/12)
 Phòng viêm phổi cho trẻ mùa lạnh (19/12)
 Những thói quen thường gặp khiến trẻ thấp lùn (19/12)
 Cẩn thận khi trẻ bị sốt kéo dài khi thời tiết ngày một lạnh hơn (11/12)
 Cẩn thận với loại "virus mùa lạnh" gây nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, đặc biệt là trẻ nhỏ (11/12)
 Chất gây ung thư cấp độ 1 này được 'giấu' trong phòng ngủ của trẻ em! Thời gian tiếp xúc càng lâu thì nguy cơ càng lớn, nhiều gia đình mắc phải (2/12)
 Bác sĩ chỉ cách phòng tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm xoang ở trẻ em (2/12)
 Những thay đổi về thể chất, tâm lý khi trẻ dậy thì (23/11)
 5 yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng của trẻ (23/11)
 Nếu con bạn bị trầm cảm, bạn có thể nhận biết bằng cách ăn uống (15/11)
 4 BIỂU HIỆN ở đôi mắt báo hiệu trẻ thông minh, IQ cao, học một biết mười – Cha mẹ tham khảo để bồi dưỡng thêm cho con! (15/11)
 Ba bệnh từ chó mèo có thể lây sang trẻ (4/11)
 Cách hạ sốt cho trẻ vào ban đêm (31/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay

baner tuyen dung
Giấy thần kì
Morphun
Cubetto
Baner_ Nutrikids


MorphunGiấy thần kìCubetto431
Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i
Loading...