Giáo dục trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Giáo dục trẻ
   Những kiến thức về tài chính cần dạy trẻ

 

Giúp trẻ hiểu biết về tiền là một phần quan trọng trong việc nuôi dạy con. Song, đâu là thời điểm thích hợp để dạy trẻ về tiền?


Cha mẹ có thể đưa một số bài học tài chính đơn giản vào cuộc sống hằng ngày. Ảnh: INT.

 

Sau đây là một số cách được các chuyên gia khuyên để dạy con về tài chính trước khi trẻ vào trung học.

 

Lợi ích của việc trì hoãn sự hài lòng


Một trong những bài học sớm nhưng quan trọng nhất mà cha mẹ có thể dạy cho con mình là khái niệm trì hoãn sự thỏa mãn.

 

Theo chuyên gia tài chính Tanya Peterson, Phó Chủ tịch Công ty Freedom Financial Network, đây là một ý tưởng truyền tải thông điệp về việc lập kế hoạch trước.

 

"Ví dụ tốt nhất ở đây là bài kiểm tra kẹo dẻo - một nghiên cứu được thực hiện vào những năm 1960 và vẫn đang được tiếp tục cho đến nay. Trẻ em bốn tuổi ngồi một mình trong phòng với một viên kẹo dẻo. Chúng có thể ăn kẹo ngay lúc đó. Hoặc, nếu đợi cho đến khi nhà nghiên cứu quay lại, trẻ có thể ăn hai viên kẹo dẻo thay vì chỉ một. Kết quả cho thấy, những đứa trẻ thể hiện khả năng tự chủ cao nhất là người thành công trong cuộc sống sau này", bà Peterson cho biết.

 

Tất nhiên, đây không phải là một quy tắc cứng nhắc. Tuy nhiên, điều này nói lên trách nhiệm tài chính rằng, khả năng nói "không" và hiểu được lợi ích của việc trì hoãn sự hài lòng có thể giúp xây dựng khoản tiết kiệm dài hạn. Đó đồng thời là các dấu hiệu thành công khác về tài chính.

 

Song, làm thế nào để áp dụng bài học này ngay từ những năm đầu đời? Theo bà Peterson, đối với trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo, điều đó có thể liên quan đến việc giúp các em học cách chờ đợi những gì chúng muốn. Trẻ đồng thời có thể biết sống chung với việc bị từ chối.

 

Ví dụ, thay vì mua một món đồ chơi bất cứ khi nào trẻ yêu cầu, cha mẹ có thể tặng con vào ngày sinh nhật hoặc dịp đặc biệt nào đó trong tương lai.

 

Học cách tiết kiệm một cách khôn ngoan là bước quan trọng để xây dựng thói quen tài chính tốt. Ảnh: INT.

 

Các cách để nói về tiền bạc với trẻ nhỏ


Cha mẹ thường tránh nói về tiền bạc với trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể là vì họ cảm thấy chủ đề này vẫn còn quá "cao siêu", hoặc sợ phải nói về tình hình tài chính của chính mình.

 

"Cha mẹ hoặc người giám hộ có thể không muốn làm con mình sợ hãi hoặc thất vọng với những sự thật khó khăn và các khái niệm khó hiểu. Song, điều bắt buộc là phải cung cấp cho trẻ em hiểu biết cơ bản về tiền bạc. Từ đó, giúp trẻ có hiểu biết về tài chính khi trưởng thành", bà Erin Ellis, cố vấn tài chính tại tổ chức tín dụng Philadelphia Federal Credit Union (PFCU) cho biết.

 

Chuyên gia Ellis nói thêm, trẻ em có thể bắt đầu hiểu được ý tưởng cơ bản về tiền ngay từ khi mới ba tuổi. Cha mẹ có thể hỗ trợ sự hiểu biết đó bằng cách đưa một số bài học tài chính đơn giản vào cuộc sống hằng ngày.

 

Những bài học này có thể bao gồm: Cách tiền bạc cho phép chúng ta chi trả cho mọi thứ như thế nào; Mô tả các loại tiền khác nhau và cách mỗi loại có giá trị riêng; Cung cấp ví dụ về các mặt hàng mỗi người có thể mua bằng mỗi đồng xu hoặc tờ tiền; Chia sẻ rằng công việc của cha mẹ mang lại tiền để đổi lấy các kỹ năng hoặc dịch vụ.

 

Nếu phụ huynh giữ phần lớn tiền của mình trong ngân hàng hoặc thẻ tín dụng, hãy giải thích cho trẻ cách giữ tiền an toàn. Đồng thời, giải thích lý do tại sao việc tiết kiệm luôn quan trọng. Phụ huynh cũng có thể cân nhắc việc cho con tham gia lập ngân sách hoặc hóa đơn.

 

Bà Sandy Yong, tác giả của "The Money Master", cho biết, có một cách khác để bắt đầu giúp trẻ em đang lớn tiếp xúc với những kiến thức cơ bản về tiền bạc. Đó là gia đình cùng trẻ xem qua các hóa đơn hằng tháng.

 

"Khi thanh toán các hóa đơn hằng tháng, phụ huynh có thể cho trẻ thấy chi phí để duy trì một gia đình là bao nhiêu", bà Yong chia sẻ. Bài học này có thể bao gồm việc xem xét các khoản thanh toán cho hệ thống sưởi, điện, nước, dịch vụ phát trực tuyến, Internet và hóa đơn điện thoại di động.

 

Cha mẹ thậm chí có thể cùng nhau tìm cách giảm hóa đơn tiền điện và sưởi ấm. Ngoài ra, hãy biến hoạt động đó thành một trò chơi thú vị để cả gia đình cùng tham gia. Nếu bất kỳ khoản chi tiêu nào trong gia đình giảm xuống như một phần của trò chơi, cha mẹ thậm chí có thể sử dụng số tiền tiết kiệm được để thưởng cho các thành viên.

 

"Khi trẻ hiểu được phép tính cơ bản, chúng sẽ có các kỹ năng cơ bản cần thiết để hiểu cách gia đình quản lý tiền bạc. Bằng cách cùng nhau xem xét thu nhập và chi phí, cha mẹ có thể giúp con hiểu rõ hơn về giá trị của tiền bạc ngoài giá cả của những thứ mà trẻ em có thể muốn. Đồng thời, giúp trẻ hiểu được chi phí liên quan đến mọi thứ cha mẹ làm", bà Melanie Hanson, biên tập viên của EducationData.org cho biết.

 

Cho con một khoản trợ cấp là một trong những phương pháp phổ biến nhất mà cha mẹ sử dụng để dạy trẻ bài học về tiền bạc. Ảnh: INT.



Nói về tiền trong những khoảnh khắc thường ngày


Việc cho trẻ tham gia vào các thói quen thanh toán hóa đơn hoặc lập ngân sách gia đình thực sự chỉ nên là khởi đầu của cuộc trò chuyện. Các nghiên cứu được công bố trong 10 năm qua, bao gồm cả Tạp chí Gia đình và Các vấn đề kinh tế, cho thấy, khi cha mẹ và con chủ động thảo luận về tiền bạc ở nhà, trẻ em có nhiều khả năng có kết quả tài chính tích cực hơn ngay từ khi trưởng thành.

 

Bà Jennifer Seitz, Giám đốc giáo dục tại Greenlight và là giảng viên giáo dục tài chính, cho biết các cuộc trò chuyện thường xuyên là một phần quan trọng của hoạt động xã hội hoá tài chính. "Hãy cho trẻ thấy tất cả những cách thực tế mà tiền bạc đan xen vào cuộc sống", bà Seitz chia sẻ.

 

Ví dụ, điều này có thể bao gồm việc hỏi trẻ khi cha mẹ đang thanh toán tại một cửa hàng xem chúng có biết loại thẻ ngân hàng nào phụ huynh đang sử dụng không.

 

"Nếu đó là thẻ ghi nợ, cha mẹ có thể giải thích cách thẻ đó lấy tiền trực tiếp từ tài khoản ngân hàng của mình. Hoặc, nếu đó là thẻ tín dụng, hãy chỉ ra rằng, số dư nợ trên thẻ tín dụng phải được thanh toán hằng tháng, nếu không sẽ phải trả lãi", bà Seitz nói thêm.

 

Cân nhắc để trẻ có một khoản trợ cấp


Cho con một khoản trợ cấp là một trong những phương pháp phổ biến nhất mà cha mẹ sử dụng để dạy trẻ bài học về tiền bạc. Thông thường, thông điệp là: Làm việc nhà và đổi lại, con sẽ được hưởng một khoản trợ cấp.

 

Tuy nhiên, nhà tâm lý học phát triển Kate Monahan cho biết, đó không phải là cách tốt nhất để tối đa hóa cơ hội giáo dục liên quan đến trợ cấp khi trẻ trở thành thanh thiếu niên. Thay vào đó, bà Monahan gợi ý, tiền tiêu vặt nên là một món quà tài chính hàng tuần cho những thiếu niên.

 

"Việc cho con một khoản tiền tiêu vặt để làm việc nhà là cố gắng xây dựng mối liên hệ giữa công việc và tiền bạc. Đó không phải là mục tiêu của cha mẹ. Mục đích của tiền tiêu vặt là dạy trẻ cách đưa ra quyết định thông minh về tiền bạc, không phải để bắt trẻ làm việc nhà", bà Monahan nhấn mạnh. Một phản ứng phổ biến đối với quan điểm đáng ngạc nhiên mà Tiến sĩ Monahan đưa ra là trong thế giới thực, hầu hết chúng ta phải làm việc để kiếm tiền. Vậy, tại sao trẻ em lại được đưa tiền?

 

"Đây là cách sử dụng góc nhìn kinh doanh để nghĩ về tiền bạc. Trong đó, lao động có nghĩa là tiền bạc. Bạn cần phải nhìn nhận theo góc nhìn của cha mẹ. Trong đó, tiền bạc có nghĩa là cơ hội để dạy trẻ", chuyên gia giải thích. Theo bà, không có gì sai khi trẻ làm việc nhà để kiếm thêm tiền. Tuy nhiên, hãy để trẻ tự đưa ra lựa chọn và nêu ý tưởng đó.

 

Những tác động tích cực của việc nhận trợ cấp sẽ được khuếch đại, nếu cha mẹ cung cấp hướng dẫn về tài chính. Bà Monahan dẫn chứng, những sinh viên đại học có năng lực tài chính nhất báo cáo, cha mẹ đã nói chuyện rõ ràng với họ về tài chính từ khi còn nhỏ.

 

"Nói chuyện trực tiếp về thẻ tín dụng, lập ngân sách, nợ, khoản vay và tiết kiệm là những gì giúp trẻ phát triển các giá trị. Kết hợp với cơ hội thực hành các kỹ năng này thông qua trợ cấp, trẻ em có thể phát triển khả năng tài chính tốt. Điều thú vị là học thông qua ví dụ bằng cách quan sát cha mẹ, mà không cần trò chuyện trực tiếp. Việc dạy rõ ràng về tiền bạc giúp trẻ hiểu biết hơn về tác động từ các lựa chọn tài chính của mình", bà Monahan giải thích.

 

Ưu tiên tiết kiệm


Khi bắt đầu lớn lên và có thể nhận được tiền lương từ một công việc bán thời gian, hoặc thậm chí là trợ cấp gia đình, trẻ em sẽ có xu hướng chi tiền cho mọi thứ. Tuy nhiên, học cách tiết kiệm một cách khôn ngoan là bước quan trọng để xây dựng thói quen tài chính tốt.

 

"Phụ huynh có thể khuyến khích thói quen này ngay từ đầu bằng cách dạy con dành ra một phần tiền tiêu vặt để sử dụng trong tương lai. Điều quan trọng hơn nữa là phải nhấn mạnh đến những lợi ích của việc tiết kiệm", bà Poulomi Damany, Tổng giám đốc của tổ chức tín dụng Credit Karma Money and Tax, chia sẻ.

 

Để thực sự nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiết kiệm, cha mẹ hãy yêu cầu con thiết lập các mục tiêu. Trẻ đang học hoặc sắp vào trung học? Có thể trẻ đang cố gắng lấy bằng lái xe hoặc tham dự buổi khiêu vũ đầu tiên của trường. Những cột mốc này thường đi kèm với một số áp lực tài chính.

 

"Khuyến khích trẻ tiết kiệm tiền cho những loại mua sắm này sẽ dạy cho con giá trị của đồng tiền và những lợi ích hữu hình đến từ việc tiết kiệm", bà Damany cho biết.

 

Theo Giáo dục và thời đại

Theo Parents

 

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dấu hiệu cho thấy bạn đang giáo dục con rất tốt (2/12)
 Tư duy cá phổi: Trẻ càng ngoan càng khó vượt qua nghịch cảnh (23/11)
 Có nên dạy trẻ tin vào ông già Noel? (23/11)
 3 dấu hiệu chứng tỏ trẻ thiếu tình thương của mẹ (15/11)
 Sai lầm trong cách dạy con có thể khiến trẻ ích kỷ (15/11)
 5 cách giúp trẻ chủ động làm việc nhà (4/11)
 Giúp con tự tin bằng 6 cách này (4/11)
 Trong gia đình xuất hiện 4 dấu hiệu này thì xin chúc mừng: Tương lai con cái sẽ rất xuất chúng và giàu có! (31/10)
 5 thói quen xấu nếu không sửa ngay có thể phá hỏng cuộc đời con (31/10)
 Tôi thật lòng khuyên cha mẹ đừng bao giờ làm 2 việc nếu không muốn mối quan hệ với con cái xấu đi (21/10)
 Lý do cha mẹ nên tôn trọng mong muốn của con (21/10)
 Phụ huynh "bất lực" khi con nổi loạn tuổi dậy thì (15/10)
 4 cách nhẹ nhàng giúp con trở thành đứa trẻ ngoan (15/10)
 Cha mẹ phải làm được điều này trước khi muốn thay đổi đứa trẻ lười biếng (8/10)
 Đừng quá khắt khe với con! (8/10)
 Thực hành lòng biết ơn trong gia đình (23/9)
 Những kỹ năng dạy càng sớm con càng dễ thành công trong tương lai (23/9)
 Dạy con kỹ năng thiết lập mục tiêu - Từng bước chinh phục (10/9)
 2 lời cha mẹ khôn ngoan không bao giờ nói với con mình trong khi cha mẹ dại khờ nói mọi lúc mọi nơi (10/9)
 Lý do cha mẹ nên rèn con thói quen đúng giờ (5/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i