Giáo dục trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Giáo dục trẻ
   4 cách nhẹ nhàng giúp con trở thành đứa trẻ ngoan

 

Theo nghiên cứu, dưới tác động của những lời nhắc nhở hoặc cảnh báo lâu dài từ cha mẹ, con cái sẽ giảm bớt khả năng "đi sai đường".

 

 

Cho con thấy rằng bạn quan tâm cảm xúc của con. (Ảnh: ITN).


Nhưng làm thế nào để con lắng nghe lời nhắc nhở của bạn? Cha mẹ nào cũng rất quan tâm đến con cái, nhưng khi trò chuyện, con cái thường làm ngơ trước lời nói của cha mẹ. Do đó, nhiều cha mẹ cho rằng nếu mình không thể hiện sự tức giận, con sẽ không hành động. Điều này thực sự gây khó chịu cho các bậc cha mẹ.

 

Trong bài viết này, Tiến sĩ tâm lý trẻ em Rosa Kwok (Hồng Kông) chia sẻ 3 phương pháp giúp cha mẹ gần gũi con cái hơn và tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn.

 

Việc chấp nhận cảm xúc của con sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của chúng, ngay cả khi hành vi khi khiến bạn rất bối rối, chẳng hạn: nếu con làm điều gì đó mà bạn không muốn nhìn thấy, chẳng hạn như la hét, trước tiên hãy nhận ra cảm xúc đằng sau hành vi của con, mở rộng trái tim để chấp nhận cảm xúc này và bày tỏ với con rằng bạn rất thấu hiểu. Điều này có thể giúp con bạn ổn định tâm lý.

 

Thử tưởng tượng bạn đang phàn nàn với một người bạn về điều gì đó ở nơi làm việc và phản ứng của họ là 1: đổ lỗi cho bạn; 2: thắc mắc về phản ứng của bạn; 3: đưa ra những lời khuyên vô ích.

 

Khi gặp tình huống này, có lẽ bạn sẽ cảm thấy rất tức giận. Vì vậy, hãy so sánh cảm xúc của bạn với cảm xúc của con. Từ đó, bạn sẽ tránh làm những điều kể trên với con.

 

Thay vào đó, hãy giao tiếp với con mình bằng những cách sau:

 

Sử dụng ngôn ngữ không phán xét để giao tiếp với con

 


Trẻ hầu như không tập trung vào việc cải thiện hành vi của mình. (Ảnh: ITN).


Cho con thấy rằng bạn quan tâm cảm xúc của con: "Mẹ thấy con khó chịu khi phải buộc dây giày".

 

Giúp trẻ nói về cảm xúc của mình để trẻ có thể học tên của các cảm xúc khác nhau, ví dụ: "Dây giày dài ngoằng đó thật khó chịu". Bằng cách này, trẻ có thể biết cảm xúc phức tạp này được gọi là "thất vọng".

 

Hãy nhìn nhận tình huống từ góc độ của chúng, chứ không phải của bạn. Cách này sẽ cho con biết rằng bạn là đồng minh của con chứ không phải kẻ thù của con, từ đó con sẽ giảm bớt sự trút giận lên bạn.

 

Khuyến khích con hợp tác


Nếu bạn thấy con cư xử không tốt và bạn tập trung trừng phạt hoặc đổ lỗi cho con thì chắc chắn con sẽ thù ghét bạn. Trẻ hầu như không tập trung vào việc cải thiện hành vi của mình. Vì vậy, trừng phạt chỉ có khả năng thay đổi hành vi của trẻ trong thời gian ngắn, nhưng chúng không dạy trẻ nhiều vì bạn không nhận được sự đồng tình hay ngưỡng mộ chân thành của trẻ.

 

Nói cách khác, điều chúng ta muốn làm là truyền cảm hứng và dạy dỗ trẻ, còn hình phạt không thể đạt được mục tiêu này.

 

Ví dụ, thay vì nói "Con đang làm hỏng sàn nhà", hãy thử nói "Nước lênh láng trên sàn sẽ thấm xuống sàn và làm hỏng tầng bên dưới". Hãy mô tả những gì bạn nhìn thấy thay vì vội vàng quở trách trẻ. Thay vì nói "Tốt nhất con đừng làm đổ nước ra sàn", hãy thử nói "Bố/mẹ thấy có rất nhiều nước trên sàn".

 

Nuôi dưỡng khả năng học tập độc lập


Trẻ cần sự khẳng định của cha mẹ để xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng, nhưng đừng khen ngợi chúng quá nhiều, nếu không chúng sẽ cảm thấy như thể thế giới nợ chúng.

 

Nâng cao sự tự tin của con bằng cách cho con quyền được lựa chọn. Bạn không cần phải cho con hoàn toàn tự do; chỉ cần cho con một số lựa chọn mà bạn có thể chấp nhận được, chẳng hạn như khi con chọn quần áo hoặc khi con bắt đầu làm việc nhà.

 

Tôn trọng nỗ lực của con và khuyến khích chúng cố gắng. Nếu bạn làm mọi thứ cho con mình, bạn sẽ khiến chúng trở nên vô tích sự. Điều đó còn bực bội hơn việc không thể buộc dây giày đúng cách.

 

Đừng phớt lờ con khi bạn không biết câu trả lời


Khuyến khích con hỏi bạn bè hoặc thành viên gia đình để có câu trả lời hay hơn. Hãy cụ thể khi khen ngợi con, thay vì nói những điều như, "Con thật là một nghệ sĩ tuyệt vời!", bạn có thể nói, "Bố/mẹ thực sự thích cách con vẽ bức tranh đó". Bằng cách này, bạn đánh giá cao nỗ lực của con hơn là tài năng.

 

Theo Giáo dục và thời đại

Theo metro.hk

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cha mẹ phải làm được điều này trước khi muốn thay đổi đứa trẻ lười biếng (8/10)
 Đừng quá khắt khe với con! (8/10)
 Thực hành lòng biết ơn trong gia đình (23/9)
 Những kỹ năng dạy càng sớm con càng dễ thành công trong tương lai (23/9)
 Dạy con kỹ năng thiết lập mục tiêu - Từng bước chinh phục (10/9)
 2 lời cha mẹ khôn ngoan không bao giờ nói với con mình trong khi cha mẹ dại khờ nói mọi lúc mọi nơi (10/9)
 Lý do cha mẹ nên rèn con thói quen đúng giờ (5/9)
 5 lý do giúp trẻ hiểu vì sao "lời chào cao hơn mâm cỗ" (5/9)
 Cách giúp con nuôi dưỡng tình cảm và quý trọng ông bà (26/8)
 Những tình huống bố mẹ thường nói dối con (26/8)
 5 lợi ích trẻ nhận được khi được cha mẹ thương (21/8)
 4 nguyên tắc nuôi dạy con tích cực cha mẹ nào cũng cần (21/8)
 8 bài học hữu ích con cái học được từ cha mẹ nghèo (7/8)
 Trẻ thường nói 3 câu này là dấu hiệu của sự BẤT HIẾU tiềm ẩn trong tương lai, đặc biệt là câu cuối! (7/8)
 Dạy con biết cách hài lòng, kiềm chế trước cám dỗ (18/7)
 Cha mẹ cho đi một cách vị tha nhưng tại sao con cái vẫn ích kỷ, thờ ơ? (18/7)
 Dạy trẻ nói cảm ơn, xin lỗi thành thói quen (15/7)
 5 quy tắc dạy con nhất định cần phải có trong gia đình (15/7)
 Dạy con cách ăn lịch sự (4/7)
 Dạy con cách giao tiếp văn minh (4/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i