Xã hội
Tin tức > Xã hội
   Lạm thu đầu năm do "đẻ" ra quỹ lớp, quỹ trường

 

Một số nơi dùng tiền quỹ lớp để chi quà cho giáo viên. Khoản chi này, chiếm một số tiền khá lớn nên tiền đóng góp của phụ huynh học sinh cũng phải tăng cao.


Năm nào cũng vậy, cứ vào đầu năm học, câu chuyện về lạm thu lại trở thành đề tài nóng hổi được nhà nhà quan tâm.

 

Ảnh minh họa.

 

Cũng đã có không ít lãnh đạo nhà trường bị kỷ luật mất chức, thậm chí bị tù tội vì lạm thu. Tuy nhiên, tình trạng lạm thu trong nhiều trường học (có giảm đi) nhưng vẫn không chấm dứt. Hoặc ngỡ như chấm dứt nhưng thực tế lại bị đánh tráo khái niệm, núp bóng vào một số khoản thu tưởng như vô hại khác.

 

Lạm thu vì "đẻ" ra nhiều loại quỹ

 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm thu trong nhà trường, một trong những nguyên nhân được "điểm mặt chỉ tên" nhiều nhất đó là sự tồn tại của những loại quỹ như quỹ lớp, quỹ trường.

 

Thực ra, không có bất kỳ một văn bản, Thông tư nào quy định tên những loại quỹ này nhưng trong thực tế ở nhiều trường học hiện nay, cả hai loại quỹ vẫn còn tồn tại.

 

Theo đúng quy định, trong mỗi lớp học chỉ có "Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh", lớp và trường được thực hiện theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT.

 

Điểm a, b, Khoản 1, Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định rất rõ ràng:

 

"Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.

 

Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện học sinh trường".

 

Một số việc làm trái Thông tư 55

 

Thông tư hướng dẫn cách huy động kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh rất rõ ràng. Thế nhưng, nhiều cơ sở giáo dục hiện nay đã không thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo ấy nên mới dẫn đến tình trạng lạm thu.

 

Điểm a, Khoản 1, Thông tư 55 quy định Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh nhưng trong thực tế, rất ít trường học để cho phụ huynh tự nguyện đóng góp khoản kinh phí này.

 

Vì sao lại thế? Trong một lớp, sẽ có phụ huynh ủng hộ nhiều từ 500 ngàn đến vài triệu đồng. Tuy nhiên, số này rất ít. Đã có không ít phụ huynh nhất định không chịu ủng hộ vì họ cho rằng, quỹ này là tự nguyện.

 

Vì thế, số tiền "quỹ hội" quyên góp được trong một lớp rất ít. Lớp không có kinh phí hoạt động cũng sẽ không có tiền hỗ trợ cho kinh phí hoạt động của cha mẹ học sinh cấp trường.

 

Để chắc chắn, nhiều trường học đã ấn định luôn mức ủng hộ tối thiểu cho mỗi phụ huynh học sinh. Khi mức ủng hộ tối thiểu được quy định thì phụ huynh chỉ được ủng hộ bằng hoặc cao hơn mức mà không được thấp hơn.

 

Điểm b, Khoản 1, Thông tư 55 quy định Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.

 

Quy định trên được hiểu, số tiền phụ huynh đã ủng hộ cho "quỹ hội" của lớp, sẽ được trích về trường sau khi các Ban đại diện cha mẹ học sinh của các lớp họp và đưa ra thống nhất mức % trích về trường.

 

Thế nhưng hiện nay, kinh phí hoạt động của cha mẹ học sinh các lớp trích về kinh phí hoạt động của cha mẹ học sinh cấp trường đều do hiệu trưởng mỗi trường quyết định.

 

Có hiệu trưởng yêu cầu trích về trường 60% hoặc 70%, trường chỉ yêu cầu trích về 30%, có những trường lại đưa ra mức 50-50 cho cân bằng.

 

Khi số tiền được để tại lớp còn quá ít, không đủ chi cho các hoạt động của lớp nên nhiều nơi lại huy động thêm sự đóng góp của học sinh, của phụ huynh. Và tiền quỹ lớp được ra đời. Dẫn đến, trong một lớp có tới 2 loại quỹ như quỹ lớp, quỹ hội.

 

Quỹ lớp, quỹ hội thường dùng vào những việc gì?

 

Nói là quỹ lớp hay quỹ hội của cha mẹ học sinh cũng là để lo cho các em học sinh. Điển hình như lo quà Trung thu, đồ dùng phục vụ học tập cho các em, chi các khoản cho hoạt động ngoại khoá, phô tô đề ôn tập, chi phần thưởng học sinh hàng tuần, hàng tháng hay học kỳ và cả năm học, chi ăn liên hoan...

 

Một số nơi còn dùng tiền quỹ lớp để chi quà vào các ngày sinh nhật, lễ, tết cho giáo viên. Khoản chi này, thường chiếm một số tiền khá lớn. Vì thế, số tiền đóng góp của phụ huynh học sinh cũng phải tăng khá cao.

 

Theo quy định, kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp (gọi tắt là quỹ hội) không được phép chi cho quyền lợi của giáo viên nhưng tiền quỹ lớp lại không được đề cập đến. Vì thế, tiền quỹ lớp gánh luôn phần này này nên ở một số nơi ngoài quỹ hội vẫn có thêm quỹ lớp.

 

Không có quỹ lớp được không?

 

Tại địa phương người viết công tác, mỗi lớp chỉ học chỉ có một loại quỹ duy nhất do phụ huynh ủng hộ từ đầu năm mà giáo viên vẫn thường gọi tắt là quỹ hội. Khoản quỹ này chính là "Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp".

 

Sau khi lớp đã trích một số tiền về Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, số còn lại (lớp nhiều thì vài triệu, lớp ít cũng hơn một triệu đồng) để tại lớp chi cho các hoạt động của các em.

 

Những khoản chi như phô tô đề ôn tập giữa kỳ, cuối kỳ, cuối năm. Chi phần thưởng cho học sinh xuất sắc, chi mua bánh kẹo thưởng trong tuần, chi bồi dưỡng cho học sinh tham gia ngoại khoá...Thường thì đến cuối năm, lớp còn tiền sẽ tổ chức liên hoan, lớp hết tiền quỹ, phụ huynh sẽ góp thêm kinh phí hoặc tài trợ phần ăn cho các em.

 

Dù không thu thêm bất kỳ một khoản nào để làm quỹ lớp thì mọi hoạt động của lớp, của trường, ở địa phương tôi, học sinh vẫn được tham gia đầy đủ.

 

Vì thế, để tránh tình trạng lạm thu trong nhà trường thì ngành giáo dục ở mỗi địa phương cần cấm triệt để tên gọi quỹ lớp ở một số trường học hiện nay.

 

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

 

Đỗ Quyên (Giaoduc.net.vn)

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Lào Cai: Nhiều trường bị ảnh hưởng bão, an toàn cho GV, học sinh được ưu tiên (10/9)
 Chủ tịch TPHCM yêu cầu chấn chỉnh việc lạm thu trước ngày khai giảng (5/9)
 Chiến sĩ biên phòng đến nhà động viên, cõng học sinh qua suối đi khai giảng (5/9)
 Học sinh Hà Nội nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 mấy ngày? (26/8)
 Phụ huynh TP.HCM lưu ý: Năm học 2024 - 2025, học sinh sẽ chỉ nộp 9 khoản thu thay vì 26 khoản thu, chi tiết như sau (26/8)
 Một số hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng mới nhất, giáo viên cần biết (21/8)
 Phụ huynh "vây" trường vì thông tin nhà cạnh trường vẫn không được học (21/8)
 Nghỉ hè, nhà trẻ “mọc” đầy công sở (18/7)
 TPHCM trao giải cho 70 giáo viên mầm non (18/7)
 Rộn ràng lớp học hè miễn phí (26/6)
 Phụ huynh ở TPHCM xếp hàng xuyên đêm chờ mua hồ sơ vào lớp 1 cho con (21/6)
 Sở GDĐT Bắc Ninh sát sao công tác tuyển sinh đầu cấp mầm non, tiểu học, THCS (14/6)
 Hà Nội công khai ứng viên thi tuyển chức danh Trưởng phòng Giáo dục mầm non (14/6)
 Ban hành mới quy định công khai với cơ sở giáo dục (7/6)
 Điểm sáng chuyển đổi số ở vùng cao (7/6)
 Bộ GD-ĐT thông tin vụ cháu bé tử vong trên xe đưa đón (30/5)
 Là bà mẹ có con học mẫu giáo, tôi giận run người khi đọc tình tiết vụ cháu bé 5 tuổi bị bỏ quên trên xe ở Thái Bình (30/5)
 Dự thảo luật Nhà giáo: Nhà giáo không được ép học sinh học thêm (20/5)
 CHÍNH THỨC: Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành (20/5)
 Lớp 1 giả định trong trường mầm non (13/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i