Nếu bạn đã từng nói ra sự thật để khiến con cư xử đúng mực thì điều đó chứng tỏ bạn đang có mối quan hệ tốt với con.
Đôi khi người lớn chọn cách nói dối để thuận tiện cho công việc hoặc tình huống nào đó. (Ảnh: ITN).
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Quốc tế, 84% cha mẹ người Mỹ cho biết họ đã nói dối con mình để khiến chúng ngừng hành vi không mong muốn hoặc khuyến khích hành vi tốt.
Có thể nói rằng việc nói dối trẻ em đôi khi là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nó thường đi kèm với một số cảm giác tội lỗi và bạn sẽ tự hỏi liệu nó có gây hại gì không.
Giới nghiên cứu cung cấp cho bạn một số hướng dẫn chuyên nghiệp về cách xây dựng niềm tin giữa bạn và con cũng như khuyến khích hành vi tốt của chúng mà không cần dùng đến cách nói dối.
Lý do cha mẹ nói dối con
Nếu một đứa trẻ hỏi một câu hỏi mà cha mẹ không sẵn lòng hoặc không thể trả lời thì việc bỏ qua sự thật là điều thường xảy ra. (Ảnh: ITN).
Đôi khi người lớn chọn cách nói dối để thuận tiện cho công việc hoặc tình huống nào đó. Một trong những lý do phổ biến nhất khiến người lớn nói dối trẻ em là để khiến chúng nghe lời. Ví dụ, khi cha mẹ thiếu thời gian hoặc thiếu kiên nhẫn, lời nói dối có vẻ là một giải pháp hữu ích.
Nói dối về tài năng hoặc khả năng của trẻ
Cha mẹ thường quan tâm tin tưởng những điều tốt nhất ở con mình và họ cũng muốn con tin vào chính mình. Trường hợp này, ý định của cha mẹ là tốt.
Nói dối con về những chủ đề không thoải mái
Nếu một đứa trẻ hỏi một câu hỏi mà cha mẹ không sẵn lòng hoặc không thể trả lời thì việc bỏ qua sự thật là điều thường xảy ra.
Một ví dụ kinh điển về điều này là việc trả lời câu hỏi "Em bé đến từ đâu?". Những chủ đề không thoải mái có thể rất khác nhau tùy theo sự khác biệt giữa các gia đình. Đưa ra một câu trả lời sai là một nỗ lực để ngăn chặn sự tò mò quá mức của trẻ.
Nói dối với trẻ có hại không?
Trẻ em cần cha mẹ và người lớn quan tâm và giúp chúng đối mặt với thực tế chứ không phải trốn tránh nó. (Ảnh: ITN).
Nói dối để bảo tồn truyền thống thời thơ ấu, chẳng hạn như truyền thuyết về ông già Noel, chưa được chứng minh là gây hại cho trẻ em. Điều đó có nghĩa là cha mẹ có thể tiếp tục niềm vui giả vờ với con mình miễn là mọi người tham gia đều cảm thấy thú vị.
Việc tránh một cuộc trò chuyện thực sự về một chủ đề khó khăn có thể giúp bạn nhẹ nhõm hơn, nhưng về lâu dài, những tác động tiêu cực là có thật. Tránh những cuộc trò chuyện trung thực có thể làm xói mòn lòng tin của trẻ.
Nó cũng ngăn cản trẻ học cách đối phó một cách lành mạnh với cảm xúc của chính mình. Những đứa trẻ có cha mẹ thường xuyên nói dối sẽ có nhiều khả năng nói dối cha mẹ sau này khi lớn lên.
Nói dối về tài năng hoặc khả năng của trẻ có vẻ vô hại nhưng nó ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ. Thay vì tập trung vào việc liệu đứa trẻ có giỏi nhất ở một kỹ năng hoặc sở thích cụ thể hay không, hãy chú ý đến cách chúng thực hiện điều đó.
Nếu trẻ vẽ một bức tranh, cha mẹ nên nhận xét về cách trẻ sử dụng màu sắc hoặc hỏi trẻ về các đồ vật khác nhau trong bức vẽ.
Nếu con chơi một môn thể thao, cuộc trò chuyện sau trận đấu có thể bao gồm những quan sát về kỹ năng đang được cải thiện mà con đang luyện tập hoặc hành vi của con đối với những người chơi và huấn luyện viên.
Điều này mang lại nhiều sức mạnh hơn cho trẻ khi trò chuyện về các hoạt động chúng yêu thích mà không bị áp lực phải là người giỏi nhất.
Trẻ em cần cha mẹ và người lớn quan tâm và giúp chúng đối mặt với thực tế chứ không phải trốn tránh nó.
Thay vì nói dối trẻ, bạn hãy thử điều này. Cụ thể, khi bạn muốn nói dối con mình, hãy tự hỏi bản thân:
- Tại sao mình lại muốn nói dối? Mình có đang cố gắng ngăn chặn cơn giận dữ hoặc tránh một cuộc trò chuyện khó xử không?
- Những tác động ngắn hạn của lời nói dối này là gì?
- Những ảnh hưởng lâu dài là gì?
- Mình nên cân nhắc những lựa chọn thay thế nào cho việc nói dối?
Lời khuyên giúp bạn nói sự thật
Cho dù một đứa trẻ thể hiện sự tức giận, buồn bã, thất vọng hay bất kỳ cảm xúc nào khác khi nghe sự thật, thì việc thừa nhận những gì chúng đang cảm thấy và nói lại với chúng sẽ rất hữu ích.
Nếu điều gì đó là một vấn đề lớn đối với chúng, thì cứ để mọi chuyện diễn ra tự nhiên. Cố gắng giảm thiểu cảm xúc của trẻ sẽ không giúp ích gì cho tình hình.
Một trong những điều tốt nhất cha mẹ nên làm khi con đang có những cảm xúc mạnh mẽ là ở bên con, điều chỉnh cảm xúc của chính mình và tin rằng trải nghiệm của con là có giá trị.
Giúp con vượt qua làn sóng cảm xúc sẽ cho phép con tiếp thu bài học quý giá và bước tiếp mà không xấu hổ hay đổ lỗi.
Theo Giáo dục và thời đại
Theo Childrensmercy.org