Can thiệp sớm
Tài liệu > Góc cô > Giáo dục đặc biệt > Can thiệp sớm
   Kích thích thính giác

Kích thích thính giác

Bạn nên quan tâm đến các loại vật dụng, đồ chơi phát ra tiếng động, bạn cũng có thể đeo cho bé một cái vòng, lục lạc – khi trẻ vận động, lục lạc sẽ kêu lên và điều đó khiến trẻ thích thú, sẽ lập lại và nó giúp ích cho sự phát triển vận động của trẻ.

Khi chơi đùa với con, bạn nên bắt chước lại các loại tiếng động, bạn cũng có thể tìm mua những món đồ chơi tạo ra các loại tiếng động. Có những trò chơi giúp trẻ chú ý hơn vào các loại âm thanh khác nhau.

Thường xuyên gọi tên trẻ:

Hãy gọi tên trẻ bằng nhiều mức độ (cao/thấp – lớn/nhỏ) để kích thích sự chú ý của trẻ. Chơi các trò chơi gọi tên trẻ hay giả tiếng gà gáy từ lớn đến nhỏ rồi ở mức độ thì thầm. Khi trò chuyện với trẻ, bạn nên nói một cách NGẮN GỌN, RÕ RÀNG và dùng các từ ngữ ĐƠN GIẢN – nếu trẻ tỏ ra chưa chú ý thì bạn nói to hơn, nếu trẻ đã nhận ra thì bạn nói nhỏ lại, nhưng đừng kéo dài (ví dụ: mẹ lấy nước cho con đây – thay vì: Con uống nước không? mẹ rót nước nhé, nào thích uống nước gì nào?…. )

Khi bạn massage (xoa bóp) cho trẻ, thì nên có những bản nhạc nhẹ kèm theo trong một bầu khí êm đềm có một chút hương thơm và những lời thì thầm bên tai bé. (xin xem phần hướng dẫn massage cho trẻ) Bạn cần biết thêm là thính giác hiện hữu ngay từ trong những ngày đầu tiên, chính vì ít được nghe các âm thanh cần thiết, và có khi lại phải nghe những âm thanh không thích hợp (như tiếng nhạc và các thông tin quảng cáo trên TV) nên trẻ đã có những hạn chế về ngôn ngữ. Vì theo Brazelton, đã cho thấy đứa trẻ ngay từ bé đã có khả năng chọn lựa âm thanh, nó hướng về phía âm thanh dễ chịu và không phản ứng hay có những phản ứng tiêu cực với loại âm thanh không ưa thích.

Một số hoạt động kích thích thính giác:

Bạn thu thập một loạt các đồ vật phát ra âm thanh khác nhau (Các viên sỏi, cát rồi bỏ vào trong một cái hộp dán kín; chuông. Bạn cho các loại hạt (Hạt sỏi, hạt đậu khô) vào trong 1 bình nhựa như chai nước suối, dùng giấy màu dán kín để trẻ không nhìn thấy các hạt sỏi hay đậu ở bên trong).

Chơi các trò chơi giúp trẻ nghe những âm thanh khác nhau. Giúp trẻ tự lắc các đồ vật đó. Dùng các đồ vật tạo âm thanh. Lúc này, tạo nên các âm từ các hướng khác nhau. Khuyến khích con bạn tìm nơi phát ra âm thanh. Bế con bạn lên, ghé sát mồm bạn vào tai trẻ khi bạn nói chuyện với bé. Nói bằng một giọng êm ái rõ ràng, thay đổi âm sắc khác nhau để con bạn lắng nghe. Hát các bài hát cho trẻ nghe. Bế trẻ và nhún trẻ theo điệu của bài hát.

Cho trẻ thấy cách gõ vào một cái chảo hoặc cái trống để tạo ra các âm thanh như thế nào. Giúp trẻ gõ nhẹ để tạo nên những âm thanh nhỏ và gõ mạnh để tạo nên những âm thanh to. Bé sẽ nhận ra là bé có thể tạo nên các âm thanh khi bé cử động tay.


Nguồn tamlytreem

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Kích thích thị giác (22/10)
 Can thiệp sớm là gì? (22/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i