Các mốc phát triển
Tài liệu > Góc cô > Giáo dục kỹ năng sống > Các mốc phát triển
   Nguyên nhân khiến trẻ nhút nhát

Nguyên nhân khiến trẻ nhút nhát

Trong xã hội cạnh tranh khốc liệt hiện nay, cha mẹ nào cũng hi vọng con mình từ nhỏ đã có tính cách mạnh mẽ, kiên cường, dũng cảm, sau này lớn lên có thể đối mặt với khó khăn thách thức. Tuy nhiên, một số trẻ lại tỏ ra khá nhút nhát, luôn tỏ ra lo lắng, sợ hãi và thiếu tự tin.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ có tính nhút nhát, bao gồm các yếu tố di truyền, môi trường, giáo dục gia đình, trải nghiệm sống của trẻ… Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân để có cách uốn nắn kịp thời

 

1. Yếu tố di truyền

Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, di truyền là yếu tố tiền, nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Vì vậy, cha mẹ có tính cách hướng nội, không giỏi trong giao tiếp… có thể ảnh hưởng đến tính cách của trẻ sau này qua yếu tố di truyền. Hiều được điều này, cha mẹ nên kịp thời giúp đỡ và sửa chữa cho con ngay từ sớm, tránh gây trở ngại cho quá trình trưởng thành và phát triển của trẻ

2. Môi trường sống hạn hẹp, ít tiếp xúc với thế giời bên ngoài

Môi trường sống hạn hẹp, nhiều âm thanh tiếng ồn, thiếu sự trải nghiệm thưc tế để giao tiếp, chơi đùa… khiến trẻ hình thành tính cách nhút nhát, cô độc.

Có một thực tế là nhiều phụ huynh đã lạm dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy dỗ trẻ như: cho trẻ ngồi hàng giờ trước máy vi tính, chơi các game màu sắc trên điện thoại, làm hạn chế sự giao lưu tương tác của trẻ với thế giới bên ngoài. Hoặc cha mẹ quá mải mê làm kinh tế, không có thời gian để trò chuyện, chia sẻ cùng con, điều này cũng tạo lên tính cách nhút nhát cho trẻ 

3. Cha mẹ quá yêu chiều, bao bọc

Cuộc sống hiện đại, mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con nên việc cha mẹ chăm lo, bao bọc quá kỹ là điều dễ  thấy. Trong cuộc sống cũng như trong học tập, cha mẹ đều lo cho trẻ từng chút một. Sự bảo vệ này khiến cho trẻ không có cơ hội được tự lập bằng chính khả năng của mình, hình thành tâm lý ỷ lại, dựa dẫm, từ đó thiếu kinh nghiệm sống, trẻ trở lên nhút nhát, sỡ hãi với mọi việc

4. Cha mẹ hay trách mắng trẻ

Hiện nay, việc cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái đã vô tình tạo cho trẻ cũng như bản thân các bậc phụ huynh một áp lực rất lớn. Điều này dẫn đến thái độ cáu gắt, mắng mỏ, thậm chí đánh trẻ khi thấy con làm trái ý bố mẹ. Trước thái độ tiêu cực của bố mẹ, trẻ luôn phải sống trong lo lắng, sợ làm sai vì thế thiếu chủ động và nhiệt tình trong mọi hoạt động.

Nhiều bậc phụ huynh tỏ ra ngại ngần trong việc thể hiện tình yêu với con trước mặt người lạ, luôn cố tình chê con mình với mục đích cho bé cảm thấy bản thân cần cố gắng. Tuy nhiên, cách làm này chưa thật đúng đắn. Đứa trẻ có thể sẽ cảm thấy tự ti khi chưa bằng người khác, và cha mẹ chúng dường như chưa hài long về chúng. 

5. Sự dọa nạt có ảnh hưởng xấu đến trẻ 

Khi trẻ gào khóc, cha mẹ thường dung “ con cọp”, “ông ba bị”… để dọa nạt trẻ. Hay khi trẻ muốn tự mình ra ngoài chơi, cha mẹ thường dọa “ ngoài đường có ông ba bị bắt cóc con đấy…” Điều này cũng ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ, dần dần trẻ chơ nên sợ hãi các nhân vật vô hình và mất đi sự mạnh dạn.

6. Kinh nghiệm của bản thân trẻ

Những trẻ hay bị khiển trách, phê bình, thậm chí mỉa mai sẽ cảm thấy như mình luôn thất bại, mặc cảm, từ đó mất đi nhiệt tình trong việc học và trong cuộc sống.

Ngược lại, những trẻ được đánh giá cao bởi mọi người, chúng sẽ tự nhiên cảm thấy vui vẻ, muốn khẳng định mình hơn, cảm thấy tự hào và tự tin hơn. Vì vậy, khi trẻ tràn đầy tự tin muốn thể hiện bản thân trước mặt cha mẹ, hãy dành cho con những lời khen và lời động viên tốt nhất

7. Bị ảnh hưởng từ cha mẹ

Cha mẹ là tấm gương đầu tiên để trẻ “soi mình” vào trong đó. Vậy nên, nếu cha mẹ có những biểu hiện tự ti, với những tư tưởng giáo dục khép mình lại với xã hội thì tự nhiên trẻ sẽ hình thành tính cách nhút nhát, không dám đương đầu, đấu tranh cho bản thân.

Ta thấy rằng, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ nhút nhát. Khi thấy con có nét tính cách này cha mẹ không nên phàn nàn, vì phàn nàn chỉ thể hiện bố mẹ đang “tố cáo” trẻ kém cỏi so với bạn bè. Thay vào đó, cha mẹ nên tìm hiểu rõ các nguyên nhân cũng như biểu hiện nhút nhát của trẻ để kịp thời có những biện pháp khắc phục giúp trẻ tự tin hơn trong học tập và cuộc sống.

Nguồn: http://ismartkids.vn

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dạy con các bài học về tiền bạc theo từng độ tuổi (20/8)
 Những gợi ý công việc làm bếp cho từng độ tuổi của trẻ (19/8)
 Các nguyên tắc cho trẻ dùng dao an toàn và hiệu quả khi làm bếp (19/8)
 Những cách giúp trẻ say mê học tập một cách tự nhiên nhất (3/8)
 Hãy dành tặng cho con 10 phút kỳ diệu mỗi ngày (11/7)
 Những kỹ năng sống quan trọng cần dạy trẻ (25/11)
 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ (20/5)
 Phân loại kỹ năng sống (20/5)
 Học kỹ năng sống (28/3)
 Dạy con "sống xanh" theo từng lứa tuổi (25/4)
 Các mốc phát triển của trẻ 1 tuổi (28/3)
 Các mốc phát triển của bé tuổi mẫu giáo (28/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i