Hình thành nhân cách
Tài liệu > Góc cô > Giáo dục kỹ năng sống > Hình thành nhân cách
   Làm thế nào biết trẻ đang ở trong tình trạng quá tải tâm lý?

Làm thế nào biết trẻ đang ở trong tình trạng quá tải tâm lý?


Mặc dù stress là một phần của cuộc sống có thể giúp trẻ lớn lên về mặt ứng xử trước những tình huống khó khăn, stress cũng có thể có tác dụng tiêu cực khi cha mẹ nhận thấy trẻ có những biểu hiện sau đây:

-   Trẻ có dấu hiệu thể chất như đau bụng, đau đầu

-   Trẻ có vẻ hiếu động, mệt mỏi

-   Trẻ có vẻ trầm cảm, không giao tiếp về những cảm xúc bản thân

-   Trẻ dễ cau có, không thích các sinh hoạt thường ngày

-   Trẻ ít quan tâm đến những sinh hoạt quan trọng đối với các trẻ và thích ở nhà hơn tiếp xúc với bạn bè.

-   Trẻ học sa sút, không thích đi học và không thích làm bài, học bài.

-   Trẻ có hành vi chống đối xã hội như nói láo, trộm cắp, quên hoặc từ chối làm những việc lặt vặt, và có vẻ lệ thuộc cha mẹ hơn trước.

Khi thấy những biểu hiện trên, cha mẹ thử xem trẻ bị áp lực trong lĩnh vực nào?

Nguyên nhân gây stress có thể ở ngoài gia đình và ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ. Tuy nhiên, nhiều trẻ cảm thấy bị áp lực trong chính gia đình, chẳng hạn như cha mẹ kỳ vọng ở con cao quá khả năng của trẻ, bắt trẻ học quá nhiều. Sau giờ học ở trường cả ngày, trẻ còn phải đi học thêm môn Anh văn, Toán, học đàn, vi tính. Cha mẹ không muốn trẻ thua kém bạn bè cùng trang lứa trong xã hội nhiều cạnh tranh như hiện nay. Trẻ phải chạy hết chỗ học này đến chỗ học khác, không còn giờ để ăn, để thư giãn và để là “trẻ em”!

Thường trẻ được gặp chuyên viên tâm lý sau khi đã chịu bao nhiêu trận đòn từ cha mẹ, thầy cô. Thậm chí ở một số trường, thầy cô còn cho chính các bạn trừng phạt nhau bằng những trận đòn! Đối với một số trẻ, sau khi được chuyên viên tâm lý quan sát và tiếp xúc, trẻ không thể đáp ứng được những kỳ vọng của gia đình và xã hội vì trẻ có một số khiếm khuyết trong quá trình phát triển, nhất là trong phát triển nhận thức, giao tiếp, cảm xúc mà cha mẹ và thầy cô ít quan tâm hoặc chưa được trang bị kiến thức.

Nguồn: rongvietedu.vn


 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dạy kỹ năng bé gọn gàng ngăn nắp, mẹ đỡ việc nhà (27/6)
 CẨN THẬN KẺO BỊ MÁY MÓC CẮN (20/12)
 GIỮ GÌN QUY TẮC Ở SÂN VẬN ĐỘNG (20/12)
 NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI ĐI THĂM NGƯỜI ỐM(2) (20/12)
 NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI ĐI THĂM NGƯỜI ỐM(1) (20/12)
 PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐI BIỄU DIỄN (20/12)
 GIỮ LỊCH SỰ RA SAO KHI XEM TRIỂN LÃM? (20/12)
 ĐI NHÀ HÀNG ĂN ÂU NÀO(4) (23/10)
 ĐI NHÀ HÀNG ĂN ÂU NÀO(3) (23/10)
 PHÉP XỬ SỰ Ở SIÊU THỊ(2) (23/10)
 PHÉP XỬ SỰ Ở SIÊU THỊ(1) (23/10)
 ĐI NHÀ HÀNG ĂN ÂU NÀO!(2) (23/10)
 ĐI NHÀ HÀNG ĂN ÂU NÀO! (23/10)
 PHÉP LỊCH SỰ TẠI NHÀ HÀNG (3) (14/6)
 PHÉP LỊCH SỰ TẠI NHÀ HÀNG (2) (14/6)
 PHÉP LỊCH SỰ KHI DỰ TIỆC(1) (14/6)
 NHỮNG QUY TẮC DÙNG THANG MÁY (14/6)
 PHÉP XỬ SỰ TRONG THƯ VIỆN (2) (14/6)
 PHÉP LỊCH SỰ TRONG THƯ VIỆN (1) (14/6)
 VĂN MINH LỊCH SỰ TRÊN Ô TÔ BUÝT (14/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i