Giáo dục trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Giáo dục trẻ
   Bố mẹ ép con nói 2 từ này, hại nhiều hơn lợi

Buộc trẻ thốt ra 2 tiếng "Xin lỗi" không chỉ dạy trẻ bài học sai lầm mà nó còn không thực sự giúp giải quyết vấn đề.

Khi trẻ con đánh nhau, hay nói một cách cụ thể, khi đứa trẻ này bắt nạt/cư xử tồi tệ với một đứa trẻ khác, cha mẹ thường nhanh chóng phân xử bằng cách yêu cầu trẻ xin lỗi. "Nói con xin lỗi đi", cha mẹ hướng dẫn và bọn trẻ thường nghe theo, ngay cả khi chúng không cần thiết phải nói lời xin lỗi. "Xin lỗi", hai tiếng ấy được thốt lên, nhưng không hoàn toàn thuyết phục.

Theo Laura Markham, nhà tâm lý học trẻ em, tác giả cuốn sách "Peaceful Parent, Happy Siblings: How to Stop the Fighting and Raise Friends for Life", những lời xin lỗi ép buộc như trên có hại nhiều hơn có lợi. Đó là vì, nếu bạn hỏi con điều chúng nghĩ về việc xin lỗi sau khi gây gổ với đứa trẻ khác, chúng sẽ là người đầu tiên nói với bạn rằng: Xin lỗi quá ư vô nghĩa!

"Khi con điên lên thì con ghét phải xin lỗi lắm. Nó chỉ khiến con thấy điên hơn thôi". "Con chẳng thích tí nào khi anh phải xin lỗi con chỉ vì bố mẹ bắt làm điều đó. Bởi vì anh ấy xin lỗi mà chẳng có ý hối lỗi gì cả. Làm con lại càng thấy điên hơn". "Xin lỗi khi không có ý nhận lỗi là nói dối".

Buộc trẻ thốt ra 2 tiếng "Xin lỗi" không chỉ dạy trẻ bài học sai lầm mà nó còn không thực sự giúp giải quyết vấn đề. Chuyên gia tâm lý Markham giải thích: "Nhiều thập kỷ nghiên cứu về mối quan hệ tình cảm cho thấy, khi một người cảm thấy bị ép buộc phải xin lỗi trước khi anh ấy/cô ấy sẵn sàng làm thế, nó không hề giúp hàn gắn mối quan hệ. Chúng tôi tin rằng, điều đó cũng đúng với đối tượng là con trẻ, trong những vấn đề liên quan tới anh chị em và bạn bè".
Vậy cha mẹ có thể làm gì?

 

Khi đứa trẻ cảm thấy bị ép buộc phải xin lỗi trước mà chúng chưa sẵn sàng làm thế, hai từ này không hề giúp hàn gắn mối quan hệ (Ảnh minh họa).

1. Tập trung vào việc giúp đỡ trẻ giao tiếp hơn là nghi thức xin lỗi đơn thuần
Nếu bạn thực hành việc giúp con trẻ diễn tả mong muốn và nhu cầu của chúng, biết cách lắng nghe lẫn nhau và nhắc lại những điều chúng nghe anh/chị/em/bạn bè của mình nói, trẻ sẽ bắt đầu tìm cách hàn gắn tranh chấp ở mức độ sâu sắc hơn. Khi đó, những lời xin lỗi thường trở nên thừa thãi. Điều này đúng với cả người lớn.

2. Chờ đợi cho tới khi cơn giận nguôi ngoai
Nếu con bạn gợi ý được xin lỗi, hãy lắng nghe ý kiến của con. Nếu con vẫn còn giữ vẻ giận dữ, hãy làm rõ với con rằng, bạn không hề muốn con phải xin lỗi cho tới khi con thật lòng muốn làm thế. Cha mẹ có thể nói những câu như: "Mẹ sẽ không yêu cầu con phải nói điều gì đó không đúng sự thật bởi vì mẹ không nghĩ nó giúp bất cứ ai cảm thấy khá hơn".
3. Trao cho con quyền tự quyết, tự hàn gắn và sửa sai
Điều này không đồng nghĩa với việc phó thác một "hậu quả" nào đó cho con, coi như cách trả món nợ mà con vừa mắc phải. Thay vào đó, bạn hãy khích lệ con lựa chọn sẽ làm gì để cải thiện tình hình. Bạn có thể chia sẻ với con một vài ý tưởng - viết một tấm thiệp xinh, sửa lại món đồ chơi bị vỡ. Nhưng theo Markham, cha mẹ chỉ nên nói: "Cha/mẹ biết con sẽ tìm ra cách hoàn hảo để làm" rồi rời khỏi phòng.
4. Làm gương cho con trẻ
Markham viết: "Con trẻ học được từ chúng ta cách xử lý, sửa chữa những rạn vỡ trong mối quan hệ". Do đó, việc thể hiện thành ý trong lời xin lỗi hoàn toàn phụ thuộc vào các bậc phụ huynh. Điều này đồng nghĩa với việc, bản thân cha mẹ phải hết sức cẩn trọng để không thốt lên hai tiếng "Xin lỗi" một cách vô tâm vô nghĩa.

Theo Afamily.vn

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Vì sao dạy con tại nhà được coi là phương pháp thông minh nhất thế kỷ 21? (11/10)
 Mẹ cằn nhằn càng nhiều, con gái càng thành công (6/10)
 Muốn con thành đạt, đừng bỏ qua 6 nguyên tắc "ngược đời" của cha mẹ thông minh (3/10)
 Con có bạn tưởng tượng, mẹ khoan chớ lo! (30/9)
 Bài học quý giá mẹ dạy con trước khi mất: Đừng để ý ánh mắt người khác (22/9)
 Vì sao bỏ mặc khi con thất bại lại là cách giáo dục trẻ tuyệt vời nhất? (16/9)
 Nếu chưa dạy con tự làm việc này, nguy cơ trẻ bị xâm hại cơ thể sẽ rất cao (12/9)
 5 bước giúp trẻ biết tự nhận lỗi và nói lời xin lỗi (12/9)
 Nuôi dạy con tự tin: Sai một li, đi ngàn dặm! (7/9)
 Bạn dạy con theo kiểu nào? (27/8)
 Nhìn móng tay, đoán sức khỏe trẻ (24/8)
 Không cần phải nghiên cứu sách vở, bố mẹ vẫn có thể dạy con tự lập bằng những cách sau (22/8)
 5 câu nói này sẽ khiến trẻ đang đòi hỏi nhõng nhẽo "ngừng ngay lập tức" (18/8)
 Cách dạy con bướng bỉnh "một phát nghe ngay" không cần quát mắng (18/8)
 Lời bà mẹ 8x khiến những bố mẹ từng "đánh con vì điên quá" phải xấu hổ (16/8)
 8 cách dạy đặc trưng của cha mẹ có con kém thành công khi lớn (10/8)
 Lý do các em bé Nhật Bản không bao giờ 'ăn vạ' (10/8)
 Những kiểu ảnh của con tuyệt đối đừng đăng trên mạng (2/8)
 Ý định cho con học chữ sớm trong bố mẹ sẽ bị dập tắt ngay sau khi đọc bài viết này (29/7)
 Dạy trẻ có được tình bạn tích cực (28/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i