MÔ ĐUN MN1 - C
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN
TÌNH CẢM VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI
(Dành cho giáo viên)
Tài liệu phát tay
CÁCH SỬ DỤNG CÁC CÂU CHUYỆN VÀ TÌNH HUỐNG
TRONG GIÁO DỤC CẢM XÚC CHO TRẺ
Một trong những cách tốt nhất để giúp trẻ khám phá cảm xúc là thông qua các câu chuyện.
Sử dụng những con búp bê, con rối hoặc đồ chơi mềm làm các nhân vật cho câu chuyện.
Các nhân vật làm bằng đồ chơi mềm sẽ giúp trẻ tham gia ở một mức độ tình cảm nhất định và khi trẻ đồng cảm được cảm xúc của mình với các cảm xúc của các nhân vật trong câu chuyện sẽ giúp trẻ học được sâu sắc và dễ dàng hơn.
Bạn có thể thử những cách sau để nói về cảm giác buồn với trẻ:
Tìm một món đồ chơi nhỏ, mềm hoặc gấu bông và dùng một cây bút màu đỏ tô lên trên một miếng vải (trông giống như máu) và băng cánh tay hoặc chân của đồ chơi đó lại. Đặt nó trong một cái hộp hoặc giỏ và dùng một tấm khăn che lại (sử dụng khăn lau mặt hoặc miếng vải nhỏ khác). Mang nó vào phòng để cẩn thận, giải thích cho trẻ rằng bạn đã nhìn thấy con chó hoặc con gấu bông ở ngoài đường và chúng vừa bị ngã. Trẻ sẽ hiểu tình huống này, vì hầu hết trẻ đã từng trải qua nên bản thân chúng sẽ hiểu cảm giác như thế nào. Sau đó bạn có thể thảo luận về cách nhân vật của bạn có thể cảm thấy thế nào và gợi ý cho trẻ làm thế nào để giúp chúng cảm thấy tốt hơn.
Khuyến khích trẻ chia sẻ kinh nghiệm của mình khi cảm thấy buồn.
Trẻ có thể vẽ hình ảnh của mình và giáo viên có thể viết những câu bắt đầu bằng "Con cảm thấy không vui khi ..." Xây dựng các kịch bản tiếp theo với đồ chơi cho trẻ, ví dụ mang đến cho trẻ một món đồ chơi hoặc một quả bóng mà chúng rất thích. Trong một dịp khác có thể làm trẻ không vui vì quả bóng bị vỡ hoặc mất món đồ chơi đó. Một lần nữa, bạn sẽ tạo ra một cơ hội tốt để nói về cảm giác không vui cho trẻ. Bạn cũng sẽ được xây dựng kỹ năng thông cảm cho trẻ và điều này là vô cùng quan trọng, vì nếu không có sự thông cảm, con người sẽ không thể hiểu được lí luận về đạo đức.
Xem chi tiết hướng dẫn TẠI ĐÂY