MÔ ĐUN MN2
HỢP TÁC VỚI CHA MẸ TRONG VIỆC
CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ
(Dành cho giáo viên)
TÀI LIỆU BỔ TRỢ VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GIỚI THIỆU
Đối với giáo dục mầm non việc hợp tác với cha mẹ trong CS&GD trẻ có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Kết quả nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới cho thấy: ở tuổi mầm non, cha mẹ và các thành viên trong gia đình là yếu tố quan trọng nhất đối với hầu hết các chỉ số phát triển của trẻ, đồng thời có mối liên hệ chặt (ở các mức độ khác nhau) giữa trình độ đào tạo, thu nhập của cha mẹ với các chỉ số liên quan chất lượng quá trình giáo dục.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát về sự sẵn sàng đi học của trẻ 5 tuổi (EDI) năm 2011 cho thấy có hơn một nửa số trẻ bị thiếu hụt ít nhất một lĩnh vực phát triển hoặc có nguy cơ bị thiếu hụt lĩnh vực phát triển. Một số yếu tố liên quan đến sự thiếu hụt này cần phải được giải quyết từ phía cha mẹ. Đó là do trình độ học vấn của mẹ thấp, trẻ có nhiều ảnh hưởng, trẻ từ gia đình nghèo, không được đi học mẫu giáo liên tục, trẻ em vùng kinh tế khó khăn, trẻ là người dân tộc thiểu số.
Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn khuyến khích các bậc cha mẹ tham gia vào quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm tạo được sự liên kết và thống nhất giữa trường mầm non và gia đình về nội dung, hình thức, phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ; tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trẻ về các mặt: thể chất, nhận thức, tình cảm, thẩm mĩ, ngôn ngữ; góp phần thực hiện tốt mục tiêu chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Đồng thời làm cho cha mẹ, cộng đồng hiểu về giáo dục mầm non và ủng hộ cho GDMN, sẽ tạo nên nguồn lực vật chất và tinh thần, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
Xem chi tiết hướng dẫn TẠI ĐÂY