MÔ ĐUN MN3
PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC, GIÁO DỤC
TRẺ DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ
TRẺ CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
(Dành cho giáo viên)
Tài liệu phát tay số 2
HỖ TRỢ TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐẾN TRƯỜNG
Giáo viên và nhà trường có thể làm thêm được nhiều điều để hỗ trợ nhiều hơn cho trẻ vùng dân tộc thiểu số
1. Quan điểm tiếp cận:
Tôn trọng sự đa dạng nhân cách cá nhân và đa dạng văn hóa gia đình
- Nhận thức được rằng mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập với những đặc điểm riêng biệt về thể chất, hứng thú, nhu cầu và khả năng
- Nhận thức được rằng có những gia đình có thể thích ứng và chia sẻ kinh nghiệm văn hóa, giá trị và niềm tin của họ nhưng phần lớn họ có những đặc điểm và thuộc tính riêng
Nhận thức được rằng giao tiếp bằng ngôn ngữ dân tộc của trẻ có ý nghĩa rất lớn và cần được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng của trẻ khi tiếp xúc với trẻ và gia đình tộc thiểu số:
2. Biện pháp tác động đến gia đình
- Lập kế hoạch và tổ chức chương trình chăm sóc giáo dục trẻ với sự hỗ trợ của tổ chức và chính quyền địa phương
- Đưa vào chương trình giáo dục các nguồn tài liệu, tư liệu phản ánh rõ nét văn hóa dân tộc của trẻ như sách, âm nhạc, vũ điệu dân tộc, mỹ thuật...Cách làm này sẽ thu hút trẻ và gia đình của trẻ với một thông điệp rất rõ về sự chào đón đến thăm và tham gia vào lớp học
Xem chi tiết hướng dẫn TẠI ĐÂY