Các mốc phát triển
Tài liệu > Góc cô > Giáo dục kỹ năng sống > Các mốc phát triển
   Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ


Kỹ năng sống (KNS) là gì? Và tại sao phải giáo dục kỹ năng sống (GDKNS)?
Như chúng ta đã biết, khoảng cách giữa nhận thức và hành động luôn khá lớn. Cha mẹ, thầy cô giáo biết là không nên đánh trẻ nhưng vẫn đánh. Trẻ nào cũng biết ma tuý là nguy hiểm nhưng không ít trẻ vẫn sa vào vì vấn đề nhân cách và vì sức ép của bạn bè.


Ngày xưa trong giáo dục truyền thông, trẻ chỉ việc nghe lời cha mẹ. Những gì học ở gia đình và xã hội lại giống nhau. Một hành vi sai trái thường bị xã hội đồng loạt lên án, nên ít ai dám hành động tiêu cực. Ngày nay thì khác, những gì học trong gia đình và tác động của xã hội rất khác nhau qua bạn bè, tuyền thông đại chúng, phim ảnh ... trong nhiều trường hợp, trẻ phải tự ứng phó một mình. Có khi cha mẹ có đó, nhưng theo không kịp những biến động xã hội ngày càng dồn dập. Với sự bùng nổ thông tin, trẻ tiếp cận với đủ thứ loại tác động, tốt có, xấu có. Một số không nhỏ phải rời bỏ gia đình, hoặc phải bươn chải kiếm sống, thậm chí gánh vác trách nhiệm của người lớn. Do ngày càng có nhiều việc phải quyết định một mình nên trẻ không chỉ cần được biết thế nào là điều hay lẽ phải mà còn phải có khả năng hành động theo nhận thức.


Trước tình hình này, vào đầu thập kỷ 90 các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như WHO (tổ chức Y tế thế giới), UNICEF (Quỹ cứu trợ nhi đồng), UNESCO (tổ chức giáo dục văn hóa và khoa học) và các nhà giáo dục thế giới đã cùng tìm cách giáo dục đề tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đó là GDKNS nhằm giúp trẻ biến nhận thức thành hành động, nghĩa là trẻ không chỉ hiểu biết mà còn phải làm được điều mình hiểu. Cách dạy cũ theo kiểm rao giảng suông, dạy vẹt học vẹt không đạt được sự thay đổi hành vi này.


Trong cách giáo dục mới, trẻ được giúp đỡ để biết mình là ai, mình muốn gì, có mục đích gì trong cuộc sống, biết dung hòa giữa cái tôi và cái chúng ta và có những chọn lựa và quyết định đúng trước những biến cố do cuộc sống đưa đến. Để có năng lực tâm lý xã hội này, trẻ được dạy các kỹ năng như: ý thức về bản thân, thấu cảm với người khác, suy nghĩ sáng tạo và có phán đoán, truyền thông và giao tiếp có hiệu quả, giải quyết vấn đề, lấy quyết định, ứng phó với cảm xúc và stress v.v.. các kỹ năng này có thể được dạy riêng, nhưng thường thì được lồng ghép trong giáo dục sức khoẻ nói chung và sức khoẻ sinh sản, phòng chống HIV, ma túy, bảo vệ môi trường, trật tự an toàn giao thông chống bạo lực, hướng nghiệp...


Phương pháp giáo dục là đặt trẻ trước những tình huống khó giải quyết (ví dụ như bị nhóm bạn rủ hút ma tuý, hay một bạn gái trước sức ép của bạn trai để quan hệ tình dục...) để trẻ giải quyết theo nhóm thông qua thảo luận, trò chơi, sắm vai, vẽ tranh hay hành động cụ thể. Qua đó, trẻ học bằng hành và tự quyết định với sự góp ý của nhóm bạn. Tác động của nhóm bạn rất mạnh mẽ theo hướng tích cực hay tiêu cực. Nếu sức ép của nhóm bạn xấu có thể khiến trẻ chấp nhận làm chuyện sai trái, thì giáo dục viên cũng có thể biến sức ép này thành tích cực để giúp cá nhân có những quyết định lành mạnh.


Tuy nhiên, GDKNS không dễ chút nào, vì nó nằm ngoài cách suy nghĩ và thói quen của ta từ trước đến nay. Việc đầu tiên là tin vào khả năng của trẻ để suy nghĩ và có hành động đúng. Ở tuổi vị thành niên, trẻ đã biết suy nghĩ có trách nhiệm, biết muốn điều tốt cho mình và cho người khác, biết tự định hướng cho tương lai. Người lớn không nên áp đặt ý kiến của mình mà cần khơi dậy tiềm năng trẻ, hỗ trợ sự phát triển tiềm năng này bằng thái độ thông cảm và tôn trọng. Lòng tự tin của trẻ sẽ lớn rất nhanh nếu người lớn nhìn chúng bằng con mắt mới và sáng tạo, đồng thời với thái độ kiên nhẫn.


Do đó, GDKNS chỉ thành công với nhà giáo dục "kiểu mới" khác với người thầy mệnh lệnh, bao cấp, suy nghĩ và hành động thay cho trẻ. Trẻ phải chủ động mới biến được nhận thức thành hành động. Nhà giáo dục này không chỉ phải rành tâm lý lứa tuổi, mà còn phải có kiến thức và kỹ năng về nhóm để biết vận dụng tâm lý nhóm vào công tác giáo dục. Sinh hoạt nhóm rất quan trọng trong việc giúp trẻ nên chủ động để tự quyết. GDKNS cũng không thể thành công nếu xã hội, nhất là gia đình, không đổi cách nhìn đứa trẻ, xem nó như: "con nít, chẳng biết gì", giáo dục theo kiểu nhục mạ, hạ thấp vv... Nền tảng của GDKNS là ý thức về giá trị bản thân nơi trẻ... mà đây là một điều mà xã hội ta chưa quen lắm.


Trước khi thực hiện GDKNS, thiết nghĩ nhiều người lớn có liên quan phải được đào tạo lại.


Thạc sĩ PTCĐ Nguyễn Thị Oanh

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:


guest

Các kĩ năng sống
Ngày gửi: 10/19/2015 10:59:36 AM

Mình cần bản liệt kê các kĩ năng sống cho trẻ mầm non ai có cho mình xin nhé


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phân loại kỹ năng sống (20/5)
 Học kỹ năng sống (28/3)
 Dạy con "sống xanh" theo từng lứa tuổi (25/4)
 Các mốc phát triển của trẻ 1 tuổi (28/3)
 Các mốc phát triển của bé tuổi mẫu giáo (28/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i